Đây có thể nói là thông tin đáng mừng nhất cuối năm 2024 mọi người ạ. Vắc xin này không chỉ là vắc xin phòng bệnh mà còn là loại vắc xin chữa ung thư sẽ được tiêm cho người đang mắc bệnh để điều trị, kể cả người đã bị di căn.
Thông tin này đã được báo chí đăng tải rồi, mình chia sẻ lại chi tiết trong bài viết dưới đây cho mọi người cùng biết nhé!
Cụ thể, vắc xin chống ung thư của Nga dự kiến lưu hành đầu năm 2025. Đây là loại vắc xin điều trị, sẽ được tiêm cho những người đã được chẩn đoán mắc bệnh ung thư.
Các cuộc thử nghiệm tiền lâm sàng vắc xin chống ung thư của Nga cho thấy vắc xin ngăn chặn sự phát triển của khối u và di căn tiềm ẩn, ảnh: MedTour
Ngày 15-12, Hãng tin Tass đăng tin: "Tổng giám đốc Trung tâm Nghiên cứu y học quốc gia về X-quang trực thuộc Bộ Y tế Nga Andrei Kaprin vừa nói trên Đài phát thanh Radio Rossiya rằng Nga đã phát triển vắc xin mRNA chống ung thư của riêng mình và loại vắc xin này sẽ được cung cấp miễn phí cho bệnh nhân.
Vắc xin chống ung thư này được phát triển với sự hợp tác của một số trung tâm nghiên cứu. Theo kế hoạch, vắc xin sẽ được đưa vào lưu hành rộng rãi đầu năm 2025".
Trước đó, ông Alexander Gintsburg - giám đốc Trung tâm Nghiên cứu dịch tễ học và vi sinh vật quốc gia Gamaleya - thông tin các cuộc thử nghiệm tiền lâm sàng vắc xin này đã cho thấy vắc xin ngăn chặn sự phát triển của khối u và di căn tiềm ẩn.
"Trong quá trình thử nghiệm tiền lâm sàng, chúng tôi thấy rằng khối u ác tính đã biến mất, và không chỉ khối u mà ngay cả tình trạng di căn cũng biến mất. Tôi không loại trừ khả năng chúng tôi sẽ đưa thêm bệnh nhân tham gia ở giai đoạn thử nghiệm thứ tư", ông Gintsburg nói với truyền thông Nga gần đây.
Ông Gintsburg lưu ý đây là loại vắc xin điều trị, sẽ được tiêm cho những người đã được chẩn đoán mắc bệnh ung thư. Vắc xin được tạo ra trên cơ sở công nghệ mRNA, vốn đã được các nhà sản xuất thuốc Pfizer và Moderna sử dụng để sản xuất vắc xin phòng COVID-19. Ông Gintsburg nói vắc xin mới có thể được sử dụng cho bất kỳ loại ung thư nào.
Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu dịch tễ học và vi sinh vật quốc gia Gamaleya cho biết các kế hoạch đang được triển khai để bắt đầu thử nghiệm hiệu quả của vắc xin này với các loại ung thư khác nhau, bao gồm ung thư phổi, thận và tụy. Các viện ung thư dự kiến sẽ tham gia vào việc thử nghiệm này.
Ông Gintsburg nói với Hãng tin Sputnik rằng vắc xin ung thư cũng sẽ được "cá nhân hóa", nghĩa là vắc xin sẽ được sản xuất riêng cho từng bệnh nhân. Trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ hỗ trợ phát triển vắc xin bằng cách phân tích các thông tin về khối u và tạo ra "bản thiết kế" cho vắc xin trong tương lai. Dựa trên điều này, các chuyên gia sẽ sản xuất vắc xin trong vòng 1 tuần.
Mọi người đều hy vọng sự phát triển của y học có thể chiến thắng bệnh ung thư trong thời gian sớm nhất, ảnh: DSD
Theo TTXVN, trước đó, hôm 12-10, ông Gintsburg đã cho biết vắc xin chống ung thư mới trước tiên được thử nghiệm lâm sàng cho các bệnh nhân ung thư phổi ác tính và ung thư phổi tế bào nhỏ.
Việc lựa chọn bệnh có liên quan đến nhiều yếu tố, như ung thư tế bào nhỏ là một trong những bệnh ung thư ác tính phổ biến nhất, khiến khoảng 1,3 triệu người tử vong mỗi năm. Ngoài ra, về mặt kỹ thuật, khối u ác tính cũng dễ xử lý hơn, do chỉ ở bề ngoài.
Ba đơn vị phát triển loại vắc xin chống ung thư của Nga là Trung tâm Nghiên cứu dịch tễ học và vi sinh vật quốc gia Gamaleya, Trung tâm Ung thư Blokhin, và Viện nghiên cứu Ung thư Hertsen. Dự án do nhà nước Nga tài trợ.
Tình hình bệnh ung thư ở Việt Nam: Thực trạng và thách thức
Bệnh ung thư đang trở thành một trong những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng tại Việt Nam, với số ca mắc mới và tử vong ngày càng tăng. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và GLOBOCAN 2020, Việt Nam ghi nhận khoảng 182.563 ca mắc mới ung thư và 122.690 trường hợp tử vong do căn bệnh này mỗi năm. Đây là con số đáng báo động, đặt ra nhiều thách thức cho hệ thống y tế và cộng đồng.
Các loại ung thư phổ biến tại Việt Nam bao gồm:
- Ung thư gan: Đây là loại ung thư có tỷ lệ mắc và tử vong cao nhất tại Việt Nam, thường liên quan đến viêm gan B, viêm gan C, và lối sống không lành mạnh.
Thách thức trong việc phòng chống và điều trị
Mặc dù hệ thống y tế Việt Nam đã có nhiều cải thiện, việc phòng chống và điều trị ung thư vẫn gặp nhiều khó khăn:
- Phát hiện muộn: Khoảng 70% bệnh nhân ung thư được chẩn đoán ở giai đoạn muộn, khi việc điều trị trở nên phức tạp và kém hiệu quả.