Nếu trên đường đời, nhiều lúc bạn ngã lòng bởi những điều tiêu cực, thất bại, lỗi lầm… thì những câu chuyện và bài tập thực hành của quyển sách Giữ tâm cho sáng, giữ lòng cho yên là dành cho bạn.
Bởi, hạnh phúc và bình yên trong tâm hồn là điều có thể rèn luyện được - từ những điều rất nhỏ thường ngày.
Tự hỏi bản thân về hạnh phúc?
Khi cuộc sống hiện đại trôi đi quá nhanh, mỗi người đều quay cuồng trong những deadline của cuộc đời để hoàn thiện bài toán sự nghiệp, tình yêu, gia đình… Nhưng đôi khi, chính chúng ta lại chênh vênh trong những nỗi lo âu, những vết thương nặng lòng… mà ta chưa tìm ra lối thoát.
Với bạn, hạnh phúc là gì? Có phải, hạnh phúc là khi cơ thể chúng ta lành lặn, khỏe mạnh. Có phải, hạnh phúc là lúc ta hưởng thức những món ăn, thức uống mình đưa vào miệng và thấy ngon. Có phải, hạnh phúc là khi tôi thích hát, có người nghe tôi hát; tôi thích nói, người ta nghe tôi nói… Hoặc bạn thực sự hạnh phúc khi thả bộ ở công việc, ngắm các loài hoa và phòng tầm mắt thật xa để nhìn rõ mọi mắt…
Và cứ thể, bạn sống thật chậm, thật đơn giản rồi niềm vui sẽ đến. Hóa ra, hạnh phúc là điều mà chúng ta có thể ai cũng biết, nhưng không phải ai cũng biết cách thực hành hạnh phúc.
Thiền sư Thích Nhất Hạnh từng chia sẻ: “Theo tôi, hạnh phúc có nghĩa là ít đau khổ. Nếu không chuyển hóa được đau khổ thì không thể nào có hạnh phúc. Rất nhiều người đã đi tìm hạnh phúc từ bên ngoài, nhưng hạnh phúc thật sự chỉ có thể có được tự bên trong”.
Trong cuốn sách Giữ tâm cho sáng, giữ lòng cho yên, tác giả Teruko Kobayashi cũng bày tỏ quan điểm rằng: “Hãy thử lắng nghe tiếng lòng từ chính thân tâm của mình mỗi khi cảm thấy mất phương hướng. Những điều ta tin tưởng luôn ẩn sâu trong con người ta…”.
Cụ thể hơn, sức khỏe tinh thần thoải mái, tâm nội tại lạc quan thì bạn cởi mở, sáng tạo và tỉnh táo hơn trong công việc, từ đó bạn sẽ làm việc năng suất hơn, thậm chí kiếm được nhiều tiền hơn. Và điều quan trọng là, bạn sẽ sống lâu hơn. Nghe có vẻ hoang đường, nhưng các nhà nghiên cứu từ Đại học Boston đã phát hiện ra rằng, những người lạc quan có xu hướng sống lâu hơn tới 15% so với những người bi quan vì những người lạc quan luôn tạo dựng những thói quen tốt.
Thực hành hạnh phúc một cách giản dị
Theo Teruko Kobayashi, trong Giữ tâm cho sáng, giữ lòng cho yên, chia sẻ, công thức thực hành hạnh phúc rất đơn giản, bạn có thể điều chỉnh thật tinh tế cách suy nghĩ, làm một số việc giản dị hằng ngày thì toàn bộ cái nhìn về cuộc sống của bạn sẽ thay đổi.
Bạn hãy thử thực hiện những việc nhỏ trong ngày như: Không nói quá nhanh, không đố kỵ, không cố gắng quá sức, tưới cây, dọn dẹp phòng, thử công thức nấu ăn mới, đọc 1 trang sách mỗi ngày… Hoặc những lúc mệt mỏi, bạn có thể chuẩn bị một chậu nước ấm để ngâm tay chân để có giấc ngủ thật ngon, tinh thần tỉnh táo vào sáng mai…
Hay bạn có thể mang theo sổ tay bên mình để làm mới bản thân bằng những gạch đầu dòng những điều muốn làm và không muốn làm trong ngày. Và cuối mỗi ngày, bạn hãy dành thời gian nhìn lại những gì đã trải qua trong suốt ngày hôm ấy, vuốt ve thú cưng, âu yếm với nửa kia… Điều đó sẽ khiến cho những ngày bình thường, vô vị trở nên ý nghĩa hơn…
Đọc đến đây, ắt hẳn, bạn sẽ nhận ra rằng, những khi tinh thần mệt mỏi, chán nản thì chúng ta luôn có thể bắt đầu một cuộc sống mới với bài tập thực hành hạnh phúc. Nếu bạn luôn vững tin rằng, bản thân vẫn có thể trở nên tốt đẹp hơn nữa thì chắc chắn cuộc sống sẽ luôn lạc quan và tràn ngập niềm vui.
Và đó là những bí thuật được rút ra từ quyển sách Giữ tâm cho sáng, giữ lòng cho yên (tác giả Teruko Kobayashi). Cuốn sách như khoảng thinh thanh giữa bản hòa tấu với những thanh âm trầm-bổng, lên-xuống rộn rã trong cuộc đời của mỗi người. Lần giở một trang bất kỳ đọc và thực hành, bạn nhận ra, hóa ra, thực hành hạnh phúc không phải là điều gì đó tâm linh huyền ảo mà là những việc gần gũi, rất khoa học… Và chỉ cần sự thay đổi nhỏ thì bạn sẽ sống vui vẻ.
Lối viết của Teruko Kobayashi gãy gọn, sáng rõ, những đoạn viết tuy ngắn nhưng khiến người đọc phải suy ngẫm rất nhiều. Với cuốn sách này, bạn có thể lật giở bất cứ trang nào và chiêm nghiệm những thông điệp được gửi gắm trong đó.
Đối diện và vượt qua sự sợ hãi
Bằng kinh nghiệm và trải nghiệm cá nhân, Teruko Kobayashi còn đưa đến những chia sẻ cách thức đối diện với cuộc sống “chênh vênh” và “nghệ thuật lùi một bước” để tận hưởng trọn vẹn từng khoảnh khắc trong cuộc sống muôn màu.
Khi bàn về sự sợ hãi, Teruko Kobayashi có viết: “Khi tôi đến buổi phỏng vấn xin việc tại một trung tâm thẩm mỹ, tôi gặp gỡ rất nhiều ứng viên đang xếp hàng. Trong số họ, rất nhiều người vừa xinh đẹp, vừa có thành tích học tập rất tốt. Lúc ấy, tôi vô cùng hoảng sợ, lo lắng người như mình thì sẽ không được chọn.
Tuy nhiên, bất chợt, tôi nhớ đến lời dạy của một giáo viên tiểu học từng chia sẻ: “Khi đang lo sợ, e ngại điều gì, thay vì để sự sợ hãi đó bành trưởng thì hãy nghĩ đến phương án tốt nhất mà bản thân có thể làm được. Nếu như bạn tin tưởng tuyệt đối 100% vào con đường mình đã chọn thì chắc chắn chúng ta sẽ có thể hoàn thành mọi việc một cách tốt đẹp…”.
Đọc từng dòng, từng chữ ngắn gọn trong sách, bạn sẽ chiêm nghiệm ra một điều hay ho rằng, hạnh phúc không phải đích đến. Hạnh phúc luôn hiện diện trong từng nếp suy nghĩ, từng hơi thở, trong từng lời ăn tiếng nói… Việc bạn hiểu và thực hành hạnh phúc từ suy nghĩ đơn giản, gieo mầm thiện, biết quan tâm, chia sẻ với mọi người xung quanh… để rồi cảm thấy cuộc sống nhẹ nhõm, sống thảnh thơi từng ngày.
Thông tin thêm về sách và tác giả:
Giữ tâm cho sáng, giữ lòng cho yên (Zenbooks, NXB Dân trí) tập hợp các bài viết chia sẻ nhiều góc nhìn mới mẻ, xuất phát từ những trải nghiệm, vốn kiến thức sâu rộng của một nhà nghiên cứu về thẩm mỹ - chuyên gia trang điểm người Nhật - Teruko Kobayashi.
Hiện tại, ở độ tuổi tám mươi hai, Teruko Kobayashi đang tham gia hoạt động nghiên cứu về mối quan hệ giữa y học và thẩm mỹ. Đồng thời, bà đã mở các khóa học hướng dẫn nhiều học viên ứng dụng phương pháp trị liệu thẩm mỹ (phương pháp trang điểm với tư vấn tâm lý).