Thổi cơm thi là trò chơi dân gian lâu đời thường được tổ chức trong các lễ hội ở nước ta, đặc trưng cho một bản sắc văn hóa lâu đời của người Việt. Trò thổi cơm thi phản ánh đậm nét đời sống lao động của cư dân trồng lúa nước ở Việt Nam. Tùy theo tập quán của từng địa phương, trò thổi cơm thi được tiến hành ở mỗi nơi một khác, nhưng nó không chỉ là một trò chơi giải trí trong dịp lễ hội mà còn là hình thức để gìn giữ bản sắc văn hóa của dân tộc. Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Thủ Thuật Chơi để hiểu rõ hơn về trò chơi dân gian độc đáo này nhé!
Phần1
Chuẩn bị trước khi chơi
- Số lượng người chơi: Không hạn chế, chia thành từng đội, mỗi đội có 4 người, nên có cả nam và nữ
- Địa điểm chơi: Những bãi đất trống bằng phẳng, trước sân đình, sân vận động, bãi cỏ…
- Dụng cụ chơi: mỗi đội chuẩn bị một cây gậy dài khoảng 3m làm đòn gánh niêu cơm, một đoạn dây thép để làm giá đỡ treo niêu, chuẩn bị một niêu đất, 1 lon gạo, dụng cụ đánh lửa kèm mồi lửa, 4-5 cây củi hoặc tre nứa chẻ nhỏ và cột lại thành từng bó dài.
- Kẻ vạch xuất phát và vạch về đích
Phần2
Hướng dẫn cách chơi trò chơi
- Chuẩn bị: Khi có hiệu lệnh của người trọng tài, có thể hiệu lệnh là một tiếng còi, cũng có thể là một hồi trống, các đội chơi sẽ vừa đi vừa thực hiện các thao tác vo gạo, nhóm lửa, treo nồi cơm. Phân công 2 người gánh niêu cơm, một người nấu cơm và một người nữa sẽ cầm củi.
- Kết thúc trò chơi: đội nào được ban giám khảo đánh giá là có cơm chín dẻo, ngon và thơm nhất, đồng thời là đội nấu nhanh nhất thì sẽ là đội chiến thắng.
- Luật chơi:
Nếu trong quá trình thi đội nào hết củi mà cơm chưa chín, xin thêm củi sẽ bị trừ điểm
Đội nào làm lửa tắt, xin thêm mồi lửa cũng bị trừ điểm
- Ý nghĩa: góp phần rèn luyện sự khéo léo, kĩ năng ứng xử nhanh nhẹn trong mọi tình huống; tạo được không khí vui vẻ, đoàn kết tương thân tương ái .