PHẦN 2: TĂNG CƯỜNG SỰ HỢP TÁC TỪ TRẺ

(Link phần 1: https://www.webtretho.com/f/phuong-phap-nuoi-day-con-cai/phan-1giup-tre-giai-quyet-cam-xuc)

Những lỗi chúng ta thường mắc phải:

• Đổ lỗi

• Gọi con là “đồ” này “đồ” nọ

• Đe doạ

• Giáo huấn

• So sánh

Quy tắc số 5: Hãy mô tả

• Sẽ khó để trẻ nhận ra cần phải làm gì khi người ta chỉ nhấn mạnh vào việc nó đang làm sai điều gì.

• Sẽ dễ dàng hơn nếu bạn mô tả vấn đề.

• Khi người lớn mô tả vấn đề, trẻ con sẽ tự hiểu nó cần phải làm gì.

Không nên: Bố bảo con bao nhiêu lần là ra khỏi nhà vệ sinh là phải tắt đèn cơ mà.

Nên: Đèn nhà vệ sinh vẫn còn sáng kìa.

Quy tắc số 6: Đưa thông tin

• Việc tiếp nhận thông tin sẽ dễ dàng hơn nhiều so với việc tiếp nhận những lời buộc tội.

• Khi trẻ có được thông tin, thường thì chúng sẽ biết cần phải làm gì.

Không nên: Nếu bố còn bắt gặp con vẽ lên tường một lần nữa, là bố cho ăn đòn đấy nhé!

Nên: Tường không phải để vẽ. Muốn vẽ con phải vẽ vào giấy nhé.

Quy tắc số 7: Nói ngắn gọn, đôi khi chỉ cần một từ thôi

• Trẻ con không thích nghe những lời giáo huấn, quở mắng, và giải thích dài dòng.

• Đối với chúng, mệnh lệnh càng ngắn, càng hiệu quả.

Không nên: Mẹ đã bảo mấy đứa là thay quần áo ngủ để đi ngủ mà từ nãy đến giờ mấy đứa có làm cái trò hề gì không biết. Từ trước lúc xem TV bọn con đã nói là bọn con sẽ thay đồ ngủ mà bây giờ mẹ có thấy động tĩnh gì đâu!

Nên: Mấy đứa, ĐỒ NGỦ!

Quy tắc số 8: Nói ra cảm xúc của mình

• Trẻ em có quyền được biết về cảm xúc của bố mẹ.

• Khi nói cho trẻ biết cảm giác của mình, chúng ta thành thật với con mà không gây tổn thương cho con.

Không nên: Con rất là hỗn! Lúc nào cũng ngắt lời mẹ.

Nên: Mẹ không thích khi mẹ đang nói dở thì có người nói chen vào.

Mẹo vặt: Viết giấy nhắn

Đôi khi những dòng chữ viết ra lại hiệu quả hơn cả.

Trước khi bật TV lên – Thử nghĩ xem – Mình đã làm bài tập về nhà chưa? Mình đã tập đàn chưa? (Giấy nhắn dán trên TV)

Tóm lại:

• Mô tả những gì bạn thấy hoặc mô tả vấn đề

• Đưa thông tin

• Nói ngắn gọn bằng một vài từ

• Mô tả cảm xúc của mình

• Viết giấy nhắn (hát bài hát)

• Không “chèn” thêm cảm xúc

Những gì phụ huynh có thể làm ngày bây giờ: Phụ huynh làm ít nhất một trong những điều sau:

1 - Kiềm chế không nói ra một lời nào đó và nó đã có tác dụng (ghi lại tình huống, lời nói đã kiềm chế được)

2- Một (số) quy tắc tôi đã áp dụng (ghi lại tình huống, quy tắc áp dụng, phản ứng của trẻ, phản ứng của mình)

3- Lời nhắn đã ghi

Hẹn gặp lại các phụ huynh với Phần 3: Khích lệ tính độc lập của trẻ