Giai đoạn này là khoảng thời gian rất đặc biết và giá trị để Bố Mẹ sống chậm lại quan sát con, chơi với con và làm bạn cũng con.


“Làm bạn cùng con” có lẽ là điều mà Bố Mẹ nào cũng luôn mong muốn, nhưng thực tế đây không phải là một việc dễ dàng.


“Chúng ta có cả đời để làm việc, nhưng tuổi thơ của con chỉ có một lần duy nhất”, được góp phần trong quá trình phát triển của con, gắn liền với những kí ức tuổi thơ thật đẹp, để trở thành một người bạn thực sự với con, khó nhưng thật ra, vẫn có phương pháp.


Bố Mẹ hãy cùng đọc bài viết này nhé.


------------------


✅ Tôn trọng con như một người trưởng thành.


- Hãy tôn trọng và đối xử với trẻ như một người trưởng thành có khả năng tự giải quyết được mọi việc, Bố Mẹ sẽ giúp con cảm thấy được tôn trọng và gần gũi hơn.


- Bố Mẹ ở Nhật rất tôn trọng quyền riêng tư của con. Trẻ em Nhật thường có phòng riêng, ngay cả Bố Mẹ khi muốn vào phòng con cũng phải gõ cửa hoặc lên tiếng, không sắp xếp vật dụng của trẻ, để rèn con tính tự lập, một phần khác là thể hiện sự tôn trọng thế giới riêng của con. Không bao giờ can thiệp vào những việc mà con có thể tự giải quyết mà chỉ đóng vai trò là người quan sát và cho lời khuyên. Điều này khiến trẻ biết tự xoay sở trong các tình huống và trở nên người lớn hơn.


- Khuyến khích con tự làm những việc trong đời sống như: luôn tự gấp quần áo, tự tắm rửa, tự đi học, tự mua đồ… Được Bố Mẹ trao quyền tự quyết khiến trẻ cảm thấy Bố Mẹ không phải người ra lệnh mà là người bạn, người hướng dẫn cho con mà thôi.


✅ Không chiều chuộng con.


- Bố Mẹ nào cũng thương yêu con và thường muốn làm hết mọi việc hộ con. Nhưng điều đấy lại vô tình khiến con nghĩ Bố Mẹ là những người lớn khác xa với các con vì chỉ Bố Mẹ mới làm được những điều các con không thể làm. Không chiều chuộng, không coi con như một đứa trẻ cần người lớn giúp đỡ. Khi đã cảm thấy tự tin với những gì mình có thể làm, các con cũng sẽ dễ nói chuyện với bố mẹ hơn.


- Khuyến khích con làm quen với mọi thứ, được thử sức mình với nhiều công việc lớn nhỏ, chứ không phải bao bọc, nuông chiều hay làm hư con. Đó cũng là suy nghĩ chung của rất nhiều bậc phụ huynh, thế nhưng phải công nhận để làm được điều này quả thực không dễ dàng một chút nào. Ngoài sự tác động một chiều từ gia đình, Bố Mẹ luôn mong muốn môi trường học tập của con khi con tham gia bất kỳ một hoạt động học tập hay tập thể nào cũng phải đồng nhất và phải tạo điều kiện hết sức để con có thể phát huy sự tự giác hay tính tự lập sẵn có đó.


✅ Động viên và khích lệ con.


- Phương pháp “động viên” này được áp dụng khá nhiều trong cách giáo dục con của hầu hết các Bà Mẹ trên thế giới. Quá mải mê chỉ trích, than phiền con không thể làm được điều này không thể làm tốt hơn sao … dần dần vô tình sẽ hình thành trong con suy nghĩ lối mòn rằng khả năng của bản thân chỉ có thể như vậy con tự thu hẹp bản thân trong vòng giới hạn đó


“Khi tôi muốn con an tâm, tôi sẽ ôm lấy con, thì thầm vào tai con những lời an ủi và quan trọng nhất, tôi luôn bên cạnh con”.


✅ Cùng con tham gia hoạt động ngoại khóa.


- Khuyến khích tham gia hoạt động ngoài trời thay vì ở nhà xem tivi hoặc chơi điện tử. Các hoạt động ngoại khóa rất phong phú: chơi thể thao, ngắm hoa, leo núi hay thăm quan các bảo tàng… Những hoạt động ấy thường có sự tham gia của Bố Mẹ. Không chỉ đứng trông cho các con chơi mà hơn nữa Bố Mẹ sẽ cùng tham gia với con, chia sẻ với con những khoảnh khắc vui vẻ của tuổi thơ ấu.


Sau những buổi ngoại khóa như vậy, các Bố Mẹ sẽ thấy khoảng cách trong việc làm bạn cùng với con sẽ rút ngắn đi, hiểu con và yêu con hơn nữa.


✍️✍️ Hy vọng bài viết này là một gợi ý nhỏ để Bố Mẹ gần con, thấu hiểu con hơn và là người bạn của con.

hình ảnh