Con bám Mẹ, dính chặt Mẹ là điều rất bình thường, vì giai đoạn đầu đời em bé phát triển cảm giác trước, em bé nương vào Mẹ, gắn kết với Mẹ để có được cảm giác bình an.


Tuy nhiên, việc em bé quá bám Mẹ lại gây ra những phiền toái cho người Mẹ khiến Mẹ không thể đi đâu, làm gì được.


Vậy phải làm thế nào để em bé không bám dính Mẹ nữa?


💢 NHỮNG CÁCH LÀM SAI KHIẾN TRẺ CÀNG THÊM BÁM MẸ


💥


Mặc kệ con khóc:


Khi bạn cần đi ra ngoài, bạn đưa con cho cô hay bà mặc kệ con theo Mẹ gào khóc. Cách này làm con bị tổn thương. Em bé đang phát triển cảm giác, em bé phải khai mở cảm giác và phải được trải nghiệm những cảm giác tốt thì trên nền tảng đó đến khi con trưởng thành hơn con mới phát triển được hệ cảm xúc, và cảm xúc phải tích cực, phải lành mạnh, phải yêu thương, thì sau này mới phát triển được cảm nhận. Thế nên làm hỏng cảm giác của con là điều không tốt.


💥 Rất nhiều Mẹ sử dụng chiêu trốn con, nói dối con:


Chẳng hạn như bạn phải đi làm, bạn đưa con cho người giúp việc hay đi với bà, bà nói đi với bà, bà bắt con bướm Mẹ đi đái tè, vì đi đái tè là cái dễ hiểu nhất.


Thế là cuối cùng bạn trốn con, bạn nói là bạn đi đái tè nhưng cuối cùng bạn lại đi chợ đến cả 2 tiếng sau bạn mới về, tệ hơn là bạn đi làm đến tối bạn mới về, có những người Mẹ còn đi công tác 3 ngày mới về. Như vậy em bé không còn tin vào bạn nữa, và càng trở nên bám dính hơn.


💢 NGUYÊN TẮC ĐỂ GỠ BÁM DÍNH


✅ Nguyên tắc 1: NGƯỜI THỨ 3


Em bé rất thích thông tin, cho bé thông tin bé thích hơn là cho ăn, bất cứ ai dạy con trẻ là nó quý người đấy nên bạn sẽ gây thu hút cho con bằng những thông tin khác, có thể bạn vẫn bế nhưng bạn muốn con theo người khác thì người thứ 3 đó hãy chỉ cho bé những món đồ chơi, những thứ hay ho xung quanh nhưng không dành em bé từ Mẹ, hãy cười với bé, nói chuyện với bé, dần dần em bé thấy là oh, cô này cũng rất thú vị, dần dần em bé sẽ theo.


✅ Nguyên tắc 2: VẬT CHỦ TRUNG GIAN


Người thứ 3 đóng vai trò cầu nối, phải qua người đó (bà , cô…) thì mới lại với mẹ được, còn nếu không hợp tác thì không lại được, em bé đành phải chấp nhận hợp tác với vật chủ thứ 3 và dần dần em bé cũng học được cách hợp tác với người thứ 3.


Ví dụ khi con ngủ dậy, con khóc thì thay vì mẹ bổ nhào vào thì hãy để cho người khác vào và nói rằng: Mẹ bận, Mẹ ở ngoài, để cô bế đi ra với Mẹ. đấy là đưa qua 1 trung gian, và em bé phát hiện ra hợp tác với 1 người thứ 3 vẫn đạt được mục đích lại với Mẹ, và em bé bắt đầu tin tưởng dần vào người này.


Lúc này, người thứ 3 hãy làm đúng là đưa em bé lại với Mẹ, đừng lừa bế em bé đi chỗ khác.


✅ Nguyên tắc 3: HÃY CHÀO CON TRƯỚC KHI RA KHỎI NHÀ


- Đừng nghĩ con bạn còn nhỏ chưa biết gì mà không nói với con trước khi đi làm. Hãy nói với con: “con yêu, Mẹ đi làm nhé, con ở nhà, bây giờ con lớn rồi mẹ phải đi làm. Mẹ đi làm rồi đến chiều Mẹ về với con, con sẽ ở nhà với bà nhé! Con ngoan con nghe lời bà, con ngủ ngoan, con ăn giỏi, con hợp tác với bà nhé”.


- Đúng là con không biết gì, nhưng đến lúc biết con sẽ biết là con phải ở nhà và Mẹ phải đi làm, và cái này là bình thường, Mẹ đi làm đến chiều là Mẹ về nên không có gì là ghê gớm chuyện phải tạm biệt, thậm chí con còn bye bye.


Lúc bạn trở về nhà hãy báo cáo là: “Mẹ về rồi, cảm ơn con, con ở nhà có ngoan ko? Con hợp tác với bà không? Đúng rồi, con ngoan lắm”. Bạn ghi nhận chiến công này, con lớn rồi đấy, con biết hợp tác với mọi người rồi, mẹ tự hào về con lắm!


✅ Nguyên tắc 4: HÃY NÓI THẬT VỚI CON


Bạn nói Mẹ đi 30p là phải đúng 30p, nếu về muộn phải xin lỗi con. Nếu bạn phải đi công tác xa, hãy nói chuyện với con trước đó 4-5 ngày: “Con yêu, Mẹ sắp phải đi công tác 1 tuần, con sẽ ở nhà với papa, con ở nhà với bà nữa này, con ngoan nhé”! Não sẽ xử lý thông tin nếu được cho thông tin trước đó, em bé sẽ không bị bất ngờ mà dễ dàng tiếp nhận sự vắng mặt của Mẹ.

hình ảnh