Tổng hợp các Lời khuyên mà ba mẹ cần làm để giúp con bạn thích nghi và chuẩn bị tốt cho thế giới trước mặt con.
Theo Tiến sĩ, chuyên gia tư vấn giáo dục MARIA CHESLEY FISK và Nghiên cứu của trường Fayette County (Mỹ).
Thế kỷ 21 được đánh dấu bởi những thay đổi nhanh chóng và phức tạp, liệu rằng ba mẹ có kịp thích ứng trong việc nuôi nấng con cái? Có thể vẫn chưa đủ. Nhưng có một điều chắc chắn không thay đổi: bạn và chồng/vợ bạn chính là những người thầy đầu tiên và quan trọng nhất trong cuộc đời con bạn. Con bạn cần phát triển những kỹ năng cần thiết từ bây giờ và sẵn sàng cho tương lai.
Để đạt được thành công của một người trưởng thành ở thế kỷ 21, con bạn sẽ cần một số kỹ năng khá phức tạp. Ở đây, tôi không đề cập đến những kỹ năng khoa học như các kỹ năng làm việc trên máy tính mặc dù chúng quan trong. Ngày nay, trẻ con cần là những người suy nghĩ tiến bộ, có thể nhận ra những khó khăn và cơ hội hiện có, hiểu được tính phức tạp của các hệ thống mà ở đó khó khăn và cơ hội đang tồn tại, cân nhắc những mặt thuận và chống của các giải pháp tiềm năng và đưa ra những quyết định sáng suốt.
Hãy sử dụng những lời khuyên sau để giúp con phát triển kỹ năng và vững vàng trên con đường phía trước:
1. Giúp con hiểu rằng học tập là một quá trình kéo dài đến suốt đời. Học thuộc lòng đơn thuần hoặc việc thu nhận kiến thức sẽ không còn hiệu quả vì internet cho phép chúng ta đạt được việc này dễ dàng và nhanh chóng, con bạn sẽ luôn cần kỹ năng chọn lọc, hiểu và đánh giá thông tin một cách thành thạo để học tập và tiếp thu kiến thức cần và đủ.
2. Giúp con hiểu rằng học tập là một quá trình trải rộng khắp cuộc sống. Hãy khuyến khích con nắm bắt những cơ hội học tập và cải thiện bản thân ở nhà, ở trường, và trong cộng đồng. Giúp con hình thành kỹ năng phân tích, giao tiếp xã hội, tư duy cảm xúc và tư duy thực tiễn.
3. Thể hiện “kỹ năng mềm” cho con bạn. Khi bạn chuẩn bị cho một cuộc hẹn nào đó, hãy giải thích cho con bạn tầm quan trọng của việc đến đúng giờ và sự chuẩn bị kỹ trước cuộc hẹn. Dạy cho con những điều đơn giản như nói “cảm ơn” hoặc “vui lòng” sẽ cho con thấy được tầm quan trọng của các kỹ năng giao tiếp xã hội. Một câu ngạn ngữ xưa nói rằng “Kỹ năng cứng sẽ giúp bạn có được công việc, trong khi kỹ năng mềm sẽ làm bạn mất việc.”
4. Tập trung vào kỹ năng giao tiếp. Như những thế hệ trước đã làm, trẻ con bây giờ cần diễn đạt suy nghĩ và thắc mắc một cách hiệu quả, nhưng sẽ cần hiệu quả trong nhiều tình huống giao tiếp hơn và với số lượng người nghe lớn hơn.
5. Suy nghĩ toàn cầu. Giúp con bạn tìm hiểu về văn hóa và học ngoại ngữ xung quanh chúng và toàn cầu. Thế giới sẽ tiếp tục gần lại và khả năng làm cầu nối cho sự khác biệt văn hóa của con bạn sẽ rất có ích cho nó.
6. Hãy làm cho con bạn hiểu rằng nếu chúng làm việc chăm chỉ, chúng sẽ có khả năng học và phát triển trong bất kỳ lĩnh vực nào. Chúng nên tin tưởng tuyệt đối rằng chúng có thể tận dụng những nguồn lực và nổ lực hết mình để học tốt hơn và làm những điều chúng quan tâm. Đó là thái độ sống của thế kỷ 21 và phản ảnh những gì các nhà khoa học nghiên cứu về não bộ tìm hiểu ra cách bộ não chúng ta thay đổi thật sự khi chúng ta học tập và trưởng thành.
7. Quan tâm đến việc trường lớp của con: Điều này đòi hỏi một cấp độ cao hơn của sự quan tâm hơn là chỉ hỏi “Ngày hôm nay của con như thế nào?” khi con đi học về.
8. Liên hệ thường xuyên với giáo viên của con bạn. Giao tiếp là đường hai chiều và gỡ bỏ những rào cản giữa bạn và giáo viên của con là một cách hay để khởi đầu cho quá trình giao tiếp. Hỏi giáo viên của con cách tốt nhất để liên lạc với họ; email, điện thoại, hay gặp trực tiếp là một trong những cách được đề xuất.
9. Đọc cho con nghe. Đọc cho con nghe ít nhất 3 lần trong tuần sẽ phát triển kỹ năng nhận thức của con, làm phong phú vốn từ của con, và gieo hạt giống cho việc học và đọc suốt đời. Một nguyên tắc phổ biến của việc đọc tốt nhất là “cho đến lớp 3 chúng ta học để đọc và từ lớp 3 trở lên chúng ta đọc để học”. Hãy hỏi con bạn về những gì chúng đã đọc để kiểm tra trí nhớ, kỹ năng diễn thuyết, và đọc hiểu của nó.
10. Khuyến khích việc kết bạn và các hoạt động bên ngoài nhà trường. Khi chúng ta biểu hiện cho con thấy nhiều hoạt động khác nhau và các nhóm xã hội khác nhau, chúng sẽ hiểu được tầm quan trọng của làm việc nhóm. Khi một đứa trẻ tham gia vào các tổ chức, đôi, nhóm, nó cũng sẽ phát triển các kỹ năng giao tiếp cần thiết và học được cách giải quyết đa dạng. Và, hãy để trẻ có thời gian tận hưởng tuổi thơ của nó và “chỉ là một đứa trẻ.”
11. Khen thưởng con. Lập ra một quy trình khen thưởng cho những thành tích của con bạn sẽ dạy chúng kỷ luật cá nhân và lợi ích tích cực của những thành tích. Khi con bạn hiểu được sự tiến bộ của mình là quan trọng đối với bạn và đối với chính bản thân nó, nó sẽ làm việc tích cực hơn để đáp ứng mong đợi của bạn.
Việc bổ sung những lời khuyên trên vào hoạt động hằng ngày của con bạn không những giúp con phát triên trí tuệ mà còn phát triển kỹ năng xã hội. Là những bậc phụ huynh biết quan tâm đến việc giáo dục con cái, bạn có thể giúp con bạn trở thành một người tự tin, phát triển toàn diện, có khả năng học tập, thay đổi như chúng mong muốn, và sẵn sàng nắm bắt, thích nghi với những làn sóng biến đổi không thể tránh khỏi mà tương lai mang đến. Giúp con luôn tiến lên và đi lên!