Công việc bận rộn, quỹ thời gian eo hẹp... khiến nhiều phụ huynh đành "giao phó" con mình cho các thiết bị điện tử. Chính vì thế thực trạng ngày nay, có rất nhiều trẻ em được tiếp xúc khá sớm với tivi, điện thoại thông minh hay các thiết bị điện tử khác. Tuy nhiên, việc này không chỉ gây "nghiện" mà còn dẫn đến nhiều tác hại tiêu cực đến trẻ.
Vậy làm cách nào để giúp bé "cai nghiện" các thiết bị điện tử? Có nhiều cách khác nhau như cho bé tham gia nhiều hoạt động thú vị như đọc sách, làm vườn, đi siêu thị, chơi đồ chơi trí tuệ cho bé, đi công viên, bơi lội,... Trong đó việc sử dụng những món đồ chơi trí tuệ cho bé để bé vui chơi, giải trí lành mạnh được nhiều ba mẹ áp dụng. Hơn nữa, những đồ chơi này còn có tác dụng kích thích sự phát triển của tư duy, trí thông minh cùng nhiều kỹ năng quan trọng khác.
Cùng bài viết tìm hiểu những tác hại của thiết bị điện tử đối với trẻ và giúp bé tránh xa những thiết bị này bằng đồ chơi trí tuệ cho bé.
Những tác hại của thiết bị điện tử đối với trẻ nhỏ
Có thể thấy, các thiết bị điện tử mang lại nhiều lợi ích cho cuộc sống, công việc, học tập và giải trí. Tuy nhiên nếu chúng ta không kiểm soát hay "nghiện" thì chúng sẽ gây ra nhiều tác hại tiêu cực, nhất là với trẻ em.
Ảnh hưởng đến sức khỏe
Theo các chuyên gia về sức khỏe, phụ nữ mang thai và trẻ em không nên tiếp xúc quá nhiều với các thiết bị điện tử. Vì chúng có chứa nguồn bức xạ tác động xấu đến sức khỏe.
Tác động đầu tiên dễ nhận thấy nhất chính là suy giảm thị lực và dễ mắc các bệnh về mắt. Bởi đôi mắt của trẻ rất yếu, không thể chịu đựng được cường độ ánh sáng mạnh của các thiết bị điện tử. Hơn nữa, trẻ nhỏ lại không ý thức được việc phải ngồi xa mà thường xuyên dán mắt vào màn hình. Điều này khiến mắt trẻ bị khô, mỏi mắt, thậm chí mắc các bệnh về mắt như cận thị, loạn thị...
Bên cạnh đó, trẻ thường có thói quen giữ nguyên một tư thế khi ngồi xem điện thoại. Điều này về lâu dài sẽ dễ gây ra tình trạng đau cổ, cổ bị lệch hay thoái hóa cột sống.
Ngoài ra các bức xạ của thiết bị điện tử còn có những ảnh hưởng xấu đến tim mạch, hệ thần kinh, làm suy giảm trí nhớ...
“Nghiện” điện thoại hay các thiết bị điện tử mang lại nhiều tác hại tiêu cực đến trẻ.
Ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ
Không khó để bắt gặp những hình ảnh ba mẹ dỗ con ăn, dỗ con nín khóc bằng điện thoại thông minh. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến trẻ dễ cô lập bản thân với thế giới bên ngoài, ngại giao tiếp với mọi người, tạo khoảng cách với bạn bè, người thân trong gia đình.
"Nghiện" điện thoại, các thiết bị điện tử sẽ làm ảnh hưởng đến việc học hành, thậm chí còn dễ khiến trẻ mắc các bệnh nguy hiểm như trầm cảm, mất tập trung, rối loạn hành vi...
"Cai nghiện" thiết bị điện tử cho trẻ như thế nào?
Việc "cai nghiện" điện thoại cho trẻ cần phải có thời gian để trẻ dần dần thích nghi. Bạn có thể giúp bé tránh xa các thiết bị điện tử theo 3 giai đoạn như sau:
Giai đoạn 1: Giúp trẻ hiểu và nhận ra những tác động xấu của thiết bị điện thoại. Bạn có thể đưa ra những dẫn chứng, bằng chứng thực tế để trẻ tin tưởng và cảm thấy "sợ".
Giai đoạn 2: Tiếp theo, bắt đầu công cuộc "cai nghiện" điện thoại bằng việc giới hạn thời gian sử dụng. Thay vì lúc trước cho bé xem thoải mái, hãy theo dõi và chỉ cho bé xem dưới 2 tiếng/ ngày.
Giai đoạn 3: Cho bé tham gia nhiều hoạt động thú vị khác để thay đổi thói quen xem điện thoại hay dùng thiết bị điện tử khi rảnh rỗi. Cả nhà cùng lên kế hoạch vui chơi, giải trí bổ ích như đi chơi công viên, đi siêu thị, tham gia các hoạt động ngoại khóa, bơi lội, bày các trò chơi tại nhà hoặc mua những món đồ chơi trí tuệ cho bé...
Giúp bé tránh xa điện thoại bằng những món đồ chơi trí tuệ cho bé bổ ích.
Giúp bé tránh xa các thiết bị điện tử bằng đồ chơi trí tuệ cho bé
Bên cạnh những hoạt động giải trí thú vị ngoài trời, ba mẹ có thể sử dụng đồ chơi trí tuệ cho bé chơi. Đây là cách giúp bé tránh xa các thiết bị điện tử hiệu quả được nhiều ba mẹ áp dụng.
Những món đồ chơi trí tuệ cho bé phù hợp với lứa tuổi, sở thích sẽ cuốn hút trẻ. Từ đó, bé sẽ vui chơi, tập trung khám phá đồ chơi mới mà quên đi sự hiện diện của những thiết bị điện tử. Bên cạnh đó, đồ chơi trí tuệ cho bé với đa dạng màu sắc, hình khối rất tốt trong việc rèn luyện các kỹ năng vận động, phát triển tư duy và trí thông minh.
Khi cùng chơi đồ chơi trí tuệ cho bé với bạn bè, người thân khả năng ngôn ngữ và giao tiếp của trẻ cũng phát triển, các mối quan hệ được mở rộng và tình cảm gia đình cũng gắn kết hơn.
Gợi ý những đồ chơi trí tuệ cho bé phù hợp
Ngày nay, đồ chơi trí tuệ cho bé được sản xuất rất nhiều chủng loại với nhiều thương hiệu khác nhau. Vì vậy, ba mẹ có thể thoải mái chọn lựa món đồ chơi phù hợp với độ tuổi và sở thích của bé nhà mình.
Theo xu hướng ngày nay, đồ chơi trí tuệ cho bé trai hay đồ chơi trí tuệ cho bé gái thường không phân biệt rành mạch. Tuy nhiên, nếu dựa vào sở thích và tính cách đặc trưng của bé trai và bé gái, ba mẹ có thể chọn loại đồ chơi trí tuệ cho bé phát triển trí thông minh và nhiều kỹ năng quan trọng một cách tốt nhất.
Đồ chơi trí tuệ cho bé gái
Những món đồ chơi vẽ, tô màu, đồ chơi thủ công, đồ chơi sưu tập... là những đồ chơi trí tuệ cho bé gái giúp kích thích trí tưởng tưởng và sáng tạo rất tốt. Hơn nữa, những món đồ chơi này với nhiều màu sắc bắt mắt cùng các nhân vật hoạt hình xinh xắn khác nhau sẽ tạo sự hứng thú và yêu thích cho trẻ.
Cho bé tập vẽ, tô màu cũng là cách hiệu quả để tránh xa điện thoại.
Đồ chơi trí tuệ cho bé trai
Với những bé trai hiếu động, yêu thích khám phá thế giới, ba mẹ hãy chọn cho bé đồ chơi thông minh qua các đồ chơi đóng vai như công trình xây dựng, xe cứu hộ, thế giới động vật... Còn những bé trai thích sự tìm tòi, ham học hỏi, hãy cho bé chơi các món đồ chơi lắp ráp, xếp hình, kỹ sư robot... Những món đồ chơi này vừa tăng sự tập trung, vừa rèn luyện IQ cho trẻ.
Đồ chơi trí tuệ cho bé giúp kích thích sáng tạo, tăng sự tập trung.
Có thể thấy, đồ chơi trí tuệ cho bé mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời. Thay vì suốt ngày cho bé "dán mắt" vào điện thoại, hãy dành thời gian cho bé mỗi ngày, và cho bé trải nghiệm nhiều món đồ chơi trí tuệ để có thể vừa học vừa chơi.