Nếu con bạn đang vui đùa hay tung tăng chạy nhảy và bị vấp ngã, bạn sẽ làm gì?


Với phần lớn các Bố Mẹ, phản ứng đầu tiên sẽ là chạy đến, nâng con dậy và xoa dịu. Làm như vậy liệu có tốt cho trẻ?


Chúng ta học nhiều từ chính những trải nghiệm và trẻ con cũng vậy. Đôi lúc quá bao bọc sẽ làm trẻ ít có cơ hội nhận ra điều gì trẻ sẽ phải đối mặt trong cuộc sống.


🗣 Cuộc sống là ở ngoài kia, chứ không phải trong vòng tay Cha Mẹ, nếu sau này bạn muốn con trở thành người thành đạt, mạnh mẽ đứng lên sau mỗi thất bại thì bạn cần phải dạy con học cách đứng lên khi ngã ngay từ khi còn nhỏ.


💥 Khi trẻ ngã, Cha Mẹ nên làm gì?


- Đầu tiên, bạn cần quan sát xem trẻ có thực sự cần sự quan tâm của bạn. Nếu bạn nhận thấy trẻ thực sự bị đau, bị xây sát hay chảy máu, chúng sẽ cần sự chăm sóc của bạn.


Nếu trẻ không gặp vấn đề gì nghiêm trọng, bạn có thể phớt lờ trẻ và chúng sẽ tự đứng dậy, phủi quần áo và tiếp tục.


- Bạn cũng có thể khích lệ con bằng cách chuyển sự chú ý ra khỏi con hoặc động viên chúng, hướng sự chú ý của trẻ vào vật khác.


Ví dụ: Bạn có thể cười và nói từ xa (không chạy đến bên cạnh trẻ): “Ồ, con vừa va vào cái bàn rồi. Cái bàn có làm sao không nhỉ?” hay “Ồ, chỉ là một cú ngã thôi mà. Đứng dậy và chơi tiếp nào con” hoặc nói cho con biết tại sao lại bị ngã, cách để tránh và dần dần chúng sẽ học được.


💥 Cách để xây dựng nghị lực ở trẻ:


✅ NÊN ĐỂ TRẺ TỰ LÀM


Cách đơn giản nhất là hãy để trẻ làm và từ đó trẻ sẽ nhận ra là nên làm gì, sai ở đâu và sửa như thế nào. Khoa học cũng cho thấy, chính việc bắt tay vào làm thì sự sáng tạo mới được xây dựng.


Quy định những công việc vừa độ tuổi của trẻ và để trẻ thực tập tự làm. Sau khi làm xong, bạn có thể hỏi trẻ 1 vài câu hỏi như:


- Con thấy như thế nào?


- Nếu mẹ để con làm mỗi ngày thì con có chịu không?


Nếu không, tại sao?


- Có cái nào con cần Mẹ giúp không?


✅ GIÚP TRẺ "ĐỊNH NGHĨA" VỀ TỰ THÂN VẬN ĐỘNG


Đừng quá giáo điều giảng nghĩa cho trẻ là phải làm gì để biết tự thân vận động. Những đứa trẻ cần được đặt vào tình huống và phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề, thì sẽ tự tìm được định nghĩa của cụm từ "Tự thân vận động".


Trong những lúc trò chuyện với trẻ, bạn có thể đặt ra những tình huống để trẻ bày tỏ suy nghĩ và cách giải quyết.


Ví dụ như:


- Không bạn nào gọi Tôm vào chơi cùng trò chơi nhảy dây, nhưng Tôm thật sự muốn chơi.


Con nghĩ Tôm nên làm gì và nói gì với các bạn để chơi cùng?


- Khi Tôm muốn ngồi ghế đá trong công viên, nhưng có 1 nhóm bạn đang ngồi, và còn 1 chỗ trống. Mấy bạn này Tôm chưa từng nói chuyện bao giờ. Con nghĩ Tôm nên làm gì?


✅ CHỈ NÊN DÙNG TỪ “TÍCH CỰC” KHI NÓI VỀ BẢN THÂN


Bạn có biết trung bình những trẻ dưới 15 tuổi dùng 300 lần những từ tiêu cực để tự nói về bản thân mình trong ngày.


Bạn hãy giúp trẻ làm quen với từ tích cực thay vì tiêu cực khi nói về bản thân. Những lời tích cực có xu hướng tạo hành động thúc đẩy bản thân sẽ làm trẻ bớt stress và biểu hiện thành tích tốt hơn.


Để giúp trẻ, hãy sửa trẻ ngay từ nhỏ. Thay vì nói “ Con không biết”, “Con không hiểu”, “Con không thể làm việc này”, bạn hãy đổi thành “Con chưa biết”, “Con chưa hiểu”, “Con chưa làm được việc này”

hình ảnh