Hiện nay vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng, vệ sinh an toàn thực phẩm kém, mật độ dân số sinh sống tại các thành phố lớn nên bệnh tật ngày càng tăng. Vì vậy, việc quan tâm đến sức khỏe đang ngày càng được chú trọng nhiều hơn, người dùng có nhiều cơ hội lựa chọn sản phẩm/dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt nhất, do đó trong những năm gần đây marketing đang ngày được các công ty Dược chú ý nhiều hơn, mật độ cạnh tranh giữa công ty Dược trong nước và nước ngoài ngày càng cao , các công ty đẩy mạnh chiến lược marketing về sản phẩm lẫn thương hiệu nhằm để thu hút sự quan tâm, tin cậy của Bác sĩ, Dược sĩ lẫn người bệnh với sản phẩm của công ty. Các Công ty Dược trước giờ chưa khai thác mạnh thương hiệu, chỉ tập trung tạo ra sản phẩm, quảng bá tính năng của sản phẩm, nhưng vòng đời của sản phẩm Dược rất ngắn (khoảng 10-17 năm), trong khi đó các công ty thuộc ngành hàng FMCG lại xây dựng thương hiệu và quản trị thương hiệu trong thời gian rất dài.
Vậy câu hỏi đặt ra là hoạt động marketing trong ngành Dược với mục đích xây dựng hình hình ảnh thương hiệu trong tâm trí người tiêu dùng có khác gì với hoạt động Marketing của ngành FMCG?
Marketing chuyên ngành Dược thực chất là sự kết hợp giữa marketing căn bản và kiến thức chuyên ngành Dược, các nhà Marketing Dược chuyên nghiệp vận dụng những công cụ trong Marketing để đưa ra chiến lược và kế hoạch marketing phù hợp. Và tất nhiên trong mỗi ngành nghề sẽ có những quy định riêng để duy trì và phát triển.
Marketing trong ngành Dược phẩm thì không giống các hình thức marketing khác, Marketing Dược quảng bá thuốc và các sản phẩm của thuốc để nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, vì mục tiêu sức khỏe. Nguyên tắc marketing Dược phẩm là thuốc được bán đúng đối tượng, đúng loại, đúng giá, đúng nơi cần.
Ngành công nghiệp dược phẩm một trong những ngành đem lại nhiều lợi nhuận vì chi phí đầu tư cho nghiên cứu & phát triển thuốc mới (R&D), giá trị to lớn mà các loại thuốc chữa bệnh đem lại cho bệnh nhân nhưng rủi ro cũng cao.
Chính vì vậy Marketing trong ngành dược phẩm có chi phí cao hơn nhiều so với chi phí đầu tư dành cho phòng R&D (nghiên cứu cho ra đời sản phẩm mới), nên người làm marketing dược chuyên nghiệp cần phải sử dụng các chiến dịch khác nhau nhắm vào các nhân viên y tế & người bệnh.
Có 2 hình thức chính Marketing trong ngành Dược:
Conventional Medical Marketing: Là thực hành marketing trực tiếp từ nhà sản xuất đến nhân viên y tế.Trình Dược viên giới thiệu trực tiếp thông qua tờ rơi, gặp gỡ, hoặc qua những sự kiên giáo dục thông tin y khoa liên tục (CME) cho nhân viên y tế (HCP).
Direct - To – Consumers: Là thực hành Marketing trực tiếp từ nhà sản xuất đến người sử dụng: hội nghị trực tiếp đến bệnh nhân, người thân với mục đích gia tăng nhận biết về sản phẩm, bệnh như tư vấn qua mạng của nhân viên y tế, bài báo, hàng mẫu sử dụng thử, nhân viên y tế tư vấn trực tiếp, câu lạc bộ bệnh nhân…trung tâm dịch vụ khách hàng (marketing qua điện thoại,) qua email… giáo dục bệnh nhân về sản phẩm, chuẩn đoán, quản lý, điều trị bệnh.
So sánh giữa ngành FMCG và Ngành Dược:
FMCG
Hàng tiêu dùng nhanh
Người tiêu dùng quyết định phần lớn việc mua hàng
Có thể chịu sự quản lý của 1 số ngành (thực phẩm, mỹ phẩm..
Dược phẩm
Hàng hóa đặc biệt
Bác sĩ, Dược sĩ quyết định phần lớn việc mua hàng
Chịu sự quản lý chặt chẽ của Ngành y tế (Luật Dược)
Chính vì những chi phí mà công ty đã bỏ ra khá cao, nên việc sử dụng các công cụ marketing truyền thống và hiện đại được các Công ty Dược đều tận dụng triệt để nhằm xây dựng thương hiệu hơn là xây dựng phát triển sản phẩm như trước. Bên cạnh đó, sự bùng nổ của internet ngày càng phát triển, các công ty bắt đầu sử dụng công cụ như mạng xã hội, viral marketing, chia sẻ hình ảnh, video,…để truyền thông, tiếp cận khách hàng một cách trực tiếp và nhanh nhất. Vì vậy, người tiêu dùng thông qua phương tiện truyền thông hiện đại này, so sánh hiệu quả sản phẩm đem lại, nhưng để biết được sản phẩm tốt hay không thì thương hiệu công ty của sản phẩm đó đóng vai trò quyết định cuối cùng trong việc mua hàng.