Ung thư buồng trứng chỉ chiếm 5% các bệnh ung thư ở nữ nhưng là nguyên nhân gây tử vong rất cao trong số các ung thư phụ khoa. Đây là loại ung thư khó nhất về phòng ngừa, phát hiện và điều trị vì buồng trứng là cơ quan nằm trong khung chậu nhỏ. Giai đoạn đầu bệnh thường tiến triển âm thầm, chỉ đến khi ở giai đoạn muộn, triệu chứng mới xuất hiện rõ ràng.



Về mô bệnh học, ung thư buồng trứng có rất nhiều thể nhưng người ta nhóm thành 3 loại chính, mỗi loại phát triển thành các khối u có đặc tính khác nhau: ung thư biểu mô bắt đầu từ các tế bào bao phủ bề mặt buồng trứng, u tế bào mầm ác tính bắt nguồn từ các tế bào sản sinh trứng, u đệm-dây sinh học bắt nguồn từ các tế bào mô cấu trúc có tác dụng giữ buồng trứng và tạo ra kích thích tố nữ estrogen và progesterone. Hầu hết các khối u buồng trứng là khối u tế bào biểu mô.


YẾU TỐ NGUY CƠ



TRIỆU CHỨNG CẢNH BÁO


Ung thư buồng trứng thường tiến triển âm thầm và không có dấu hiệu đặc trưng chính vì vậy phần lớn hơn 70% khi được phát hiện thì bệnh đã ở giai đoạn III-IV. Bệnh nhân có thể có những triệu chứng không đặc hiệu như:


CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN


Giai đoạn I: U còn khu trú ở buồng trứng


Giai đoạn IA: U giới hạn ở một buồng trứng, vỏ nguyên vẹn không có u trên bề mặt buồng trứng, tế bào dịch cổ chướng, dịch rửa ổ bụng âm tính.


Giai đoạn IB: U giới hạn ở hai bên buồng trứng, vỏ nguyên vẹn không có u trên bề mặt buồng trứng, tế bào dịch cổ chướng, dịch rửa ổ bụng âm tính.


Giai đoạn IC: U giới hạn ở một hoặc cả hai buồng trứng nhưng có 1 trong các yếu tố sau: vỏ đã vỡ, có u trên bề mặt buồng trứng, tế bào dịch cổ trướng, dịch rửa ổ bụng dương tính.



Giai đoạn II: U phát triển ở một hoặc hai bên buồng trứng xâm lấn chậu hông.


Giai đoạn IIA: U xâm lấn và/hoặc di căn tới tử cung và/hoặc vòi trứng nhưng tế bào dịch cổ chướng, dịch rửa ổ bụng âm tính.


Giai đoạn IIB: U xâm lấn tới tổ chức khác trong khung chậu nhưng tế bào dịch cổ chướng, dịch rửa ổ bụng âm tính.


Giai đoạn IIC: Như giai đoạn IIA hoặc IIB nhưng tế bào dịch cổ trướng, dịch rửa ổ bụng dương tính.


Giai đoạn III: U có ở một hoặc hai bên buồng trứng nhưng ung thư đã reo rắc ra ổ bụng ngoài khung chậu hoặc di căn hạch vùng. Di căn tới bề mặt gan vẫn được tính ở giai đoạn III.


Giai đoạn IIIA: Di căn vi thể trong ổ bụng ngoài tiểu khung.


Giai đoạn IIIB: Di căn đại thể trong ổ bụng vượt ra ngoài tiểu khung, đường kính lớn nhất ≤ 2cm.


Giai đoạn IIIC: Di căn đại thể trong ổ bụng ngoài vượt ra ngoài tiểu khung, đường kính lớn nhất >2cm, di căn hạch vùng.


Giai đoạn IV: Di căn xa, tràn dịch màng phổi tế bào học, di căn nhu mô gan…


Ung thư biểu mô



U tế bào mầm ác tính























Giai đoạn


Tỷ lệ sống 5 năm


I


98%


II


94%


III


87%


IV


69%



U đệm-dây sinh học























Giai đoạn


Tỷ lệ sống 5 năm


I


95%


II


78%


III


65%


IV


35%



CÁC KỸ THUẬT CHẨN ĐOÁN


Khám lâm sàng


Thăm khám (thăm khám âm đạo, trực tràng) có thể thấy:


Buồng trứng to lên


Khối u vùng chậu: thường chắc, thể cố định, đôi khi kèm theo nhiều khối nhỏ vùng túi cùng


Cổ chướng


Ngoài ra còn khám toàn diện đánh giá hạch ngoại vi, tình trạng gan, thân, trực tràng, thiếu máu, suy kiệt…


Siêu âm


Khi phát hiện thấy trong vùng chậu có khối u ta nên tiến hành kiểm tra bằng cách siêu âm cho bệnh nhân. Siêu âm với đầu dò âm đạo và siêu âm qua thành bụng có thể phân biệt u buồng trứng với các u khác vùng chậu, hình thái khối u (nang, đặc, nhú…), kích thước khối u, tình trạng buồng trứng bên đối diện và dịch cổ trướng.


Siêu âm Doppler màu đánh giá được mạch máu của khối u, có thể phát hiện những mạch máu tân sản bất thường gợi ý u lành hay u ác.





Chụp cắt lớp vi tính


Giúp đánh giá mức độ xâm lấn và tình trạng di căn của u.


Xét nghiệm chất chỉ điểm khối u


Hàm lượng CA125 tăng cao, ung thư biểu mô buồng trứng chiếm khoảng 80%. Nhưng một số tình trạng lành tính hoặc một số ung thư ngoài buồng trứng có thể tăng hơn nữa.


Tế bào học dịch cổ chướng


Chọc hút, ly tâm dịch cổ chướng để tìm tế bào ung thư.


Soi ổ bụng


Được sử dụng khi còn nghi ngờ đối với khối u nhỏ. Thủ thuật cần thực hiện thận trọng, nếu không có thể làm vỡ khối u làm ảnh hưởng tới thời gian sống của bệnh nhân. Trong khi soi có thể tiến hành sinh thiết hoặc làm tế bào học các vị trí nghi ngờ để đánh giá chính xác giai đoạn.


ĐIỀU TRỊ UNG THƯ BUỒNG TRỨNG


Phẫu thuật


Vai trò chủ yếu trong


Vai trò chủ yếu trong điều trị ung thư buồng trứng chính là phẫu thuật. Phần lớn khi đến giai đoạn cuối cần phải phẫu thuật.


Tùy vào tình trạng bệnh, phẫu thuật ung thư buồng trứng có thể:


Cắt tử cung toàn bộ + hai buồng trứng


Cắt mạc nội lớn rộng rãi


Loại bỏ những di căn trong ổ bụng


Không để lại di căn là mục đích của những ca phẫu thuật.




Xạ trị


Tia xạ trị liệu trong ung thư buồng trứng là một phương pháp cổ điển được sử dụng như một liệu pháp bổ trợ sau phẫu thuật hoặc áp dụng với những bệnh nhân không đáp ứng được với điều trị hóa chất.


Điều trị tia xạ được thực hiện theo 2 bước:


Bước 1:


Chiếu xạ ngoài toàn ổ bụng và khung chậu nhằm làm chậm tốc độ phát triển của tổ chức ung thư và tiêu diệt một phần tế bào ung thư.


Bước 2:


Xạ trị tại chỗ bằng dung dịch phospho 32 bơm vào ổ bụng, chất này sẽ được hấp thụ trên bề mặt phúc mạc và tạo một liều xạ khoảng 60 Gy cho toàn phúc mạc.


Sau khi điều trị tia xạ, bệnh nhân phải chịu một số biến chứng như tiêu chảy, xuất huyết hoặc xơ hẹp ống tiêu hóa.


Hóa trị


Hóa trị là phương pháp sử dụng các loại thuốc để điều trị bệnh ung thư. Với trường hợp bệnh đã di căn, có thể sử dụng liệu pháp hóa trị toàn thân. Hóa chất trị ung thư sẽ được đưa vào cơ thể bằng đường uống hoặc tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch, một số trường hợp ung thư buồng trứng, hóa chất được tiêm vào khoang bụng, gọi là hóa trị phúc mạc.


Bệnh nhân được tiêm hoặc uống ít nhất 2 loại thuốc nhằm tăng hiệu quả trong điều trị ung thư buồng trứng. Phương pháp tiêu chuẩn là kết hợp hợp chất platin, như cisplatin hoặc carboplatin, và taxane, như paclitaxel (Taxol®) hoặc docetaxel (Taxotere®). Đối với bệnh nhân giai đoạn cuối, bác sỹ sẽ lựa chọn thuốc carboplatin thay vì cisplatin bởi nó có tác dụng phụ hơn mà vẫn mang hiệu quả tương đương.


Chu kỳ điều trị hóa chất cho bệnh nhân ung thư buồng trứng thường dao động từ 3-6 chu kỳ. Mỗi chu kỳ có liệu trình riêng liên quan đến liều lượng thuốc cụ thể.


NHỮNG CHÚ Ý SAU KHI ĐIỀU TRỊ


Theo dõi UTBT sau điều trị bằng khám lâm sàng, bao gồm cả khám tiểu khung, các chất chỉ điểm u kết hợp với một số xét nghiệm khác như siêu âm ổ bụng, chụp X-quang ngực.


Khám lại 2-4 tháng/ lần trong 2 năm đầu, 6 tháng/lần trong 3 năm tiếp theo, sau đó 1 năm/lần.


Người dân Việt Nam vốn không có thói quen khám sức khỏe định kỳ, ít ai hiểu và nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của việc tầm soát và phát hiện sớm ung thư. Vì vậy, không ít trường hợp phát bệnh mới đi khám, lúc này bệnh đã ở giai đoạn di căn, dẫn đến hiệu quả điều trị không cao, khó kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân.


Điều trị ung thư buồng trứng vẫn luôn là một thách thức với ngành y vì tính chất bệnh tiến triển âm thầm. Nếu ở giai đoạn sớm, phẫu thuật triệt căn là lựa chọn để chữa khỏi bệnh thì đến những giai đoạn muộn, đặc biệt là khi ung thư đã di căn, việc điều trị phải kết hợp nhiều phương pháp với phác đồ điều trị tích hợp toàn diện mới đưa đến kết quả khả quan cho người bệnh.


Bệnh viện Ung Bướu Hưng Việt với đội ngũ y bác sỹ chuyên môn cao, kinh nghiệm tích lũy dày dạn, sẽ đưa ra những phác đồ phù hợp nhất cho bệnh nhân. Không những chăm sóc giảm nhẹ về mặt thể chất, bệnh nhân mắc ung thư buồng trứng còn nhận được những hỗ trợ về mặt tinh thần, tình cảm, để lạc quan, dũng cảm và vững bước hơn trên hành trình chống chọi với bệnh ung thư.