Các câu hỏi gửi về Chương trình tư vấn BIỆN PHÁP MỚI PHÒNG TRỊ BỆNH XƯƠNG KHỚP trên báo điện tử VnExpress được các chuyên gia hàng đầu về Xương khớp trả lời, JEX MAX xin phép trích đăng lại để chia sẻ với bạn đọc:


Tôi bị bệnh tiểu đường đã 4 năm nay rồi, để kiểm soát mức đường huyết tôi phải có hoạt động là vận động. Hàng ngày tôi cứ đi bộ quãng đường khoảng 4 km trong thời gian từ 5h đến 6h sáng. Đôi khi buổi chiều tôi đạp xe đạp quáng đường 14 km. Nếu thời gian nào khoảng 1 tháng liên tục không có sự cố như mưa không thể đi được (đi liên tục trong 1 tháng) tôi thấy đau đầu gối khi đi bộ. Nếu được nghỉ 1 hoặc 2 ngày thì việc đi bộ lại sẽ thuận lợi hơn (không đau). Tôi xin hỏi: vậy hiện tượng đó là gì có phải tôi bị thoái hóa xương khớp không, điều trị ra sao hoặc tôi có phải đi bệnh viện không hay có thể tự mình dùng thuốc cũng được và thuốc gì. Tôi xin trân trọng cảm ơn.


Nguyễn Trọng Điền, 59 tuổi, 525, Trần Thái Tông, Lộc Vượng, Tp Nam Định



GS TS Trần Ngọc Ân:


Đi bộ và đạp xe đạp để làm tiêu hao năng lượng, góp phần vào điều trị bệnh đái tháo đường typ II là một biện pháp rất tốt và bắt buộc. Nhưng nếu như đi bộ hoặc chạy bộ mà đau khớp gối khi nghỉ hết đau, nên giảm bớt số giờ đi bộ, tăng thêm số giờ đạp xe. Vì đạp xe, sức nặng của cơ thể không đè vào khớp gối, trong khi đi bộ hoặc chạy bộ, toàn bộ cơ thể sẽ đè nặng lên hai khớp gối. Nếu ngại không muốn đạp xe trên đường, nên sử dụng xe tập trong nhà, và đạp với thời lượng 1-2 giờ một ngày cũng rất tốt, vì sẽ giúp bác tiêu hao bớt năng lượng, giảm đường huyết.