Hiện nay, việc tạo hình môi bằng chất làm đầy (filler) rất phổ biến trên toàn thế giới. Rất nhiều ngôi sao nổi tiếng trên thế giới đều sử dụng kỹ thuật tiêm filler để giúp có được một đôi môi dày căng mọng và quyến rũ hơn.
Olivia McCann, 21 tuổi từng là tiếp viên hàng không tại Anh và là “fan cuồng” của dịch vụ tiêm filler để môi trở nên căng mọng và đầy đặn. Từng sở hữu nhan sắc ưa nhìn nhưng Olivia vẫn chưa hài lòng với đôi môi mỏng của mình nên cô đã quyết định đi tiêm để cải thiện. Sau khi tiêm lần đầu khá hài lòng nên cô tiêm thêm 0,5ml để tăng size cho môi. Nhưng sau đó vì filler bị vón cục không tan mà môi cô cứ sưng phù như bị ong đốt. Ảnh minh họa. Nguồn Internet
Sau khi trải qua nhiều năm chung sống cùng biến chứng và đau đớn, dù đôi môi vẫn còn sưng phù như muốn nổ tung nhưng cô nàng 9X này vẫn còn có ý định “cải thiện” đôi môi trong tương lai tuy nhiên có lẽ lần sau cô nàng sẽ tìm cho mình địa chỉ tiêm uy tín hơn! Ảnh minh họa. Nguồn Internet
Siana O'Connor (đến từ Hemel Hempstead, Anh) bị ám ảnh với việc sở hữu vẻ ngoài xinh đẹp như những người nổi tiếng. Cô quyết định tiêm filler để có đôi môi căng mọng quyến rũ giống ngôi sao Kylie Jenner. Nhưng thay vì đến các trung tâm thẩm mỹ uy tín cô lại tự đi mua filler về để tiêm, lần 1 lần 2 vẫn chưa hài lòng về độ căng nên cô tiếp tục tiêm thêm vài lần sau đó. Nhưng cái gì quá cũng không tốt, lần cuối cô tiêm đã bị biến chứng và sưng to khiến miệng cũng chẳng thể khép lại huống hồ gì đến ăn uống. Ảnh minh họa. Nguồn Internet
Andrea Emilova Ivanova với đôi môi dày cộp, căng phồng như "cặp xúc xích chập đôi" khiến dân tình đứng tim khi chứng kiến. Đây là kết quả của việc sau 20 lần tiêm filler vào môi, tuy cô hài lòng với hiện tại nhưng khá nhiều người lại tiếc thay cho nhan sắc trước kia của cô nàng. Ảnh minh họa. Nguồn Internet
Jessica Bennett , 24 tuổi sống tại Sandiacre- Anh, cô tìm đến tiêm filler tại một cơ sở làm đẹp giá rẻ để có đôi môi căng mọng hơn. Không lâu sau khi tiêm 1 ml chất làm đầy môi , bà mẹ 9X bị nhiễm trùng và sưng to trông kém tự nhiên vô cùng. Theo như lời của Jessica thì môi cô trông như con vịt, vùng môi nóng bừng và cứng đờ khó chịu. Ảnh minh họa. Nguồn Internet
Ngôi sao truyền hình Mỹ Farrah Abraham cũng không ngoại lệ, dù đã tìm đến bác sĩ giỏi và những loại thuốc tốt nhưng may mắn vẫn không đến với cô. Sau khi “cải thiện” vùng môi chẳng những không đẹp lên mà còn sưng vù cong như chiếc mỏ vịt khiến nhiều người hoảng sợ. Ảnh minh họa. Nguồn Internet
Billie Roocroft (Anh) đã chi 120 bảng Anh (khoảng 3 triệu rưỡi) để mua 1ml chất làm đầy nhằm cải thiện đôi môi mỏng. Một nhân viên làm đẹp đã đến nhà và tiến hành tiêm chất này vào môi cho Billie ngay tại phòng khách. Tuy nhiên chỉ sau 30 phút tiêm và nhân viên rời đi, môi của Billie sưng vù và đau nhức đến phát khóc, hàm và cả cổ họng cũng đau nốt. Dù chưa biết nguyên nhân là từ thuốc tê hay chất làm đầy nhưng có lẽ đây là kinh nghiệm "xương máu" cho Billie trước khi làm đẹp nên cẩn trọng là trên hết. Ảnh minh họa. Nguồn Internet
Svetlana Davydova, cô gái từng tham gia một chương trình truyền hình thực tế ở Nga, muốn có đôi môi dày gợi cảm hơn và đã nhờ tới phẫu thuật thẩm mỹ, nhưng sau đó, miệng cô sưng vù lên vì dị ứng silicon. Đôi môi trở nên dày quá cỡ khiến gương mặt cô nàng cũng vì thế mà biến đổi theo. Tuy nhiên dù đã nhờ bác sĩ can thiệp để khắc phục nhưng vẫn chưa có dấu hiệu tốt hơn. Ảnh minh họa. Nguồn Internet
Thẩm mỹ là câu chuyện khó nói hai từ chắc chắn nhất trong tất cả các phương pháp làm đẹp. Ngay cả các bác sĩ đầu ngành cũng sẽ nói với bạn rằng có 1-2% rủi ro bởi mỗi người sẽ có cơ địa riêng biệt. Việc tiêm môi tuy không phải là một ca thẩm mỹ khó khăn hay cầu kỳ nhưng tác hại của việc “tiêm hư” tại các cơ sở không uy tín hay không đảm bảo khiến môi dễ bị biến chứng và sưng vù, rất giả và rất cứng thậm chí có thể phá đường nét trên gương mặt. Ngày nay, với sự phát triển vượt bật của thẩm mỹ không phẫu thuật thì các chất liệu sử dụng để bơm môi (filler) chủ yếu là Acid hyaluronic là những hạt ngậm nước, có cấu trúc tương tự như 1 loại acid hyaluronic có trong cơ thể người.
Tại Việt Nam, nhóm chất làm đầy này có tên là juvederm, Restylane, Teoxane, Prevelle có tác dụng từ 6 đến 12 tháng. Sau khi tiêm, nếu khách hàng không thích có thể tiêm thuốc làm tan filler và đôi môi sẽ trở lại như ban đầu. Do đó, được đánh giá là nhóm filler an toàn tuyệt đối và hiệu quả: không gây kích ứng, không cần phải test da, và có thể phân giải nhanh chóng ra ngoài cơ thể.
Nhóm filler này giá thành rất cao, 1cc khoảng 5-7 triệu đồng tùy theo thương hiệu. Vì vậy nếu các cơ sở thẩm mỹ sử dụng đúng chất liệu này thì sẽ không có biến chứng gì đáng ngại, còn có đôi môi đẹp là phụ thuộc vào tay nghề bác sĩ thẩm mỹ.
Tuy nhiên, do một số chị em phụ nữ ham rẻ lại đến các cơ sở thẩm mỹ không uy tín để tiêm môi. Do giá thành của nhóm filler như juvederm, Restylane, Teoxane, Prevelle …rất cao nên các cơ sở trên đã dùng chất liệu là silicon (thường được gọi là mỡ nhân tạo) đã bị cấm sử dụng từ lâu để tiêm cho khách hàng, hậu quả sẽ để lại rất nhiều biến chứng như: môi bị vón cục, hoại tử, nhiễm trùng, biến dạng môi, v.v.. khi đó khách hàng sẽ phải đến bác sĩ thẩm mỹ để phẫu thuật lấy bỏ silicon và tạo hình lại môi rất tốn kém. Và có những trường hợp biến dạng môi do biến chứng silicon không thể nào khắc phục lại như đôi môi ban đầu.
Vì thế, để có được kết quả làm đẹp với phương pháp này một các hiệu quả và an toàn thì chị em thực sự cần phải tỉnh táo, tìm hiểu cụ thể, rỗ ràng trước khi giao cơ thể cho bất kỳ bộ phận làm đẹp nào.