Người ta tin rằng mũi quyết định đến 80% nhan sắc phụ nữ. Theo đó, một dáng mũi cao, thanh thoát giúp tổng thể gương mặt trên nên sắc sảo và cuốn hút hơn. Minh chứng là rất nhiều sao Việt đã có màn “lên hương” nhan sắc chỉ nhờ sửa mũi.

Phẫu thuật thẩm mỹ đã và đang là lựa chọn của rất nhiều chị em trong hành trình hướng tới vẻ đẹp hoàn thiện. Nếu nhiều người phải trải qua hàng loạt ca tiểu, đại phẫu để có được sự hài lòng vẻ bề ngoài thì cũng có không ít sao Việt chỉ nhờ sửa mũi mà nhan sắc được nâng tầm vượt bậc. 5 sao nữ dưới đây chính là minh chứng rõ nhất. 

1. Nhã Phương

Nhã Phương là một trong những sao nữ nhận được sự quan tâm của khán giả qua rất nhiều bộ phim truyền hình và điện ảnh nổi tiếng. Cô nàng còn gây chú ý với hành trình lột xác đầy ấn tượng của mình.

hình ảnh

Thời điểm mới vào nghề, nữ diễn viên 9X sở hữu gương mặt bầu bĩnh với cùng làn da đen nhẻm. Phần mũi to khiến tổng thể kém thu hút. Ảnh: Internet

hình ảnh

Theo thời gian, Nhã Phương ngày càng lột xác với hình tượng ngọt ngào, trong veo. Đặc biệt là dáng mũi đã thon gọn và cao vút giúp gương mặt thanh tú và tăng thêm thần thái sang chảnh cho bà xã Trường Giang. Ảnh: phunuvietnam

2. Ninh Dương Lan Ngọc

Cả Nhã Phương và Ninh Dương Lan Ngọc chưa từng xác nhận chuyện thẩm mỹ dù vướng nghi án can thiệp dao kéo ở mũi. 

hình ảnh

Nhan sắc kém nổi bật của nữ diễn viên sinh năm 1990 lúc mới vào nghề. Da đen nhẻm, gương mặt tròn trịa. Đặc biệt cô nàng khi đó cũng sở hữu chiếc mũi hơi thô và to. Ảnh: Internet

hình ảnh

Ngoài gương mặt thon gọn, chiếc mũi cao và thanh thoát hơn là điểm nổi bật nhất. Có lẽ sự thay đổi diện mạo này góp phần không nhỏ cho sự thành công trong sự nghiệp diễn xuất của nữ diễn viên “Gái già lắm chiêu”. Ảnh: Internet

3. Lệ Quyên

Chỉ nhờ can thiệp dao kéo ở mũi, giọng ca “Sầu lẻ bóng” được nhận xét ngày càng xinh đẹp và trẻ trung hơn. 

hình ảnh

Trước đây, Lệ Quyên sở hữu dáng mũi thấp và cánh mũi hơi thô. Đường nét trên mặt cũng rất nhạt nhòa. Ảnh: Internet

hình ảnh


Dáng mũi thanh thoát, cao ráo giúp Lệ Quyên có được vẻ ngoài hoàn thiện hơn. Lệ Quyên là một trong những sao nữ Vbiz can đảm thừa nhận thẩm mỹ. Ảnh: Internet

4. Hương Tràm

Hương Tràm là một trong những minh chứng rõ nhất của việc đầu tư sửa sang đúng chỗ thay đổi cả tổng thể gương mặt. Nữ ca sĩ cũng từng thẳng thắn thừa nhận chuyện can thiệp dao kéo. 

hình ảnh

Hương Tràm trước đây chỉ sở hữu nét dễ thương do gương mặt bầu bĩnh, nụ cười tươi tắn. Nhờ cải thiện khuyết điểm cánh mũi bè và đầu mũi to, Hương Tràm ngày càng quyến rũ, trẻ trung. Ảnh: Internet

hình ảnh

Cánh mũi thẳng tắp, đầu mũi gọn hơn của giọng ca “Em gái mưa” giúp tôn thêm những đường nét thanh tú trên gương mặt. Tất nhiên để sở hữu vóc dáng quyến rũ, cuốn hút như hiện tại còn nhờ vào nỗ lực giảm cân của Hương Tràm. Ảnh: Internet

hình ảnh

Hành trình thay đổi nhan sắc của giọng ca "Em gái mưa" vô cùng thành công. Cánh mũi trước thẩm mỹ của người đẹp hơi bè, đỉnh mũi to nhưng sau khi chỉnh sửa lại vô cùng thanh thoát, hoàn hảo. 

5. Tường Vy

Tường Vy từng gây thất vọng với chiếc mũi biến dạng do phẫu thuật hỏng. Nhưng ít ai biết rằng để sở hữu nhan sắc xinh đẹp như hiện tại, nữ diễn viên “Cô thắm về làng” phải chấp nhận trải qua 3 ca phẫu thuật để hoàn thiện nhan sắc.

hình ảnh

Sau dao kéo, mũi của Tường Vy bị xiêu vẹo, lệch hẳn. Thẩm mỹ hỏng khiến gương mặt của cô ngày càng cứng đơ. Sau 3 lần sửa mũi, cô nàng sở hữu dáng mũi cao, chuẩn S-line. Điều này giúp nữ diễn viên sinh năm 1989 tự tin khoe cận cảnh gương mặt với những đường nét thanh tú. Ảnh: Internet

hình ảnh

Vẻ ngoài ngày càng nhuận sắc của Tường Vi sau 3 lần chỉnh sửa mũi. Ảnh: Internet

Rõ ràng là bên cạnh các ca sửa mũi hỏng cũng có rất nhiều người thăng hạng nhan sắc chỉ nhờ “đầu tư” khôn ngoan vào chiếc mũi. Điển hình là 5 ca dao kéo trên đây. Nếu chị em có ý định thay đổi dáng mũi có thể tham khảo các phương pháp dưới đây. 

Nói về các phương pháp chỉnh sửa dáng mũi thì vô cùng đa dạng. Có thể chia làm 2 nhóm chính là nâng mũi phẫu thuật và nâng mũi không cần phẫu thuật. 

NÂNG MŨI KHÔNG CẦN PHẪU THUẬT

Trường hợp không muốn xâm lấn hoặc không thể phẫu thuật, chị em có thể tham khảo 3 phương pháp nâng mũi bằng chỉ, filler và mỡ tự thân. Ưu điểm của 3 cách nâng này là sự đơn giản và nhanh chóng. Nhược điểm là hiệu quả không duy trì được lâu.

1. Nâng mũi bằng mỡ tự thân

Phương pháp này sẽ sử dụng mô mỡ từ chính cơ thể, có thể bụng hoặc đùi. Cách này được đánh giá là tương đối an toàn, ít tốn chi phí. Tuy nhiên nhược điểm là mỡ tự thân tiêu biến dần nên cần bổ sung sau một thời gian. Phương pháp này sẽ không làm thay đổi hoàn toàn dáng mũi. 

hình ảnh

Mỡ sẽ được lấy từ chính cơ thể, ở vùng bụng hoặc đùi. Ảnh: Internet

2. Nâng mũi bằng chỉ

Với phương pháp này, các bác sĩ sẽ tiến hành đưa các sợi chỉ sinh học vào bên trong sóng mũi bằng đường kim tiêm để nâng độ cao của sống mũi. Sau đó, các sợi chỉ này sẽ được cố định ở phần mô và cơ ở mũi. 

hình ảnh

Cải thiện dáng mũi bằng phương pháp nâng mũi bằng chỉ thường chỉ kéo dài được 1-2 năm.  Ảnh: Internet

3. Nâng mũi bằng filler

Filler hay còn gọi là chất làm đầy, được dùng để làm đầy cho mũi, cả má và môi là axit hyaluronic (HA). Do đó, nếu chọn cách này, cần tiêm bổ sung sau mỗi 1-1.5 năm. Phương pháp này vừa tiết kiệm chi phí lại không mất nhiều thời gian nghỉ dưỡng. Dù vậy, phương pháp này cũng rất đòi hỏi trình độ chuyên môn cao, nếu không có thể gây ra những rủi ro đáng lo ngại như nhiễm trùng, hoại tử.

hình ảnh

Ngoài ra, một nhược điểm khác chính là chất làm đầy này thường không thể duy trì lâu theo thời gian. Ảnh: Internet

NÂNG MŨI PHẪU THUẬT

Dưới đây là 3 phương pháp nâng mũi phẫu thuật phổ biến hiện nay.

1. Nâng mũi bằng sụn nhân tạo

Với phương pháp này, bác sĩ sẽ sử dụng 100% sụn nhân tạo làm thanh độn đặt sống để nâng cao toàn bộ sống mũi. Sụn nhân tạo thường được làm từ silicon, Gore-Tex,... Ưu điểm của phương pháp này đơn giản, chi phí vừa phải, quá trình thực hiện nhanh chóng. Tuy nhiên vẫn có khả năng gây ra một số biến chứng như nhiễm trùng, lộ thanh sụn, lệch sống mũi, phản ứng đào thải, dị ứng sụn...

hình ảnh

Phương pháp này không phù hợp với chị em có da đầu mũi mỏng vì dễ làm lộ sống hay gây ra tình trạng bóng đỏ đầu mũi. Ảnh: Internet

2. Nâng mũi sụn tự thân

Với phương pháp này, sụn sẽ được lấy từ chính cơ thể. Theo đó, sụn sườn hoặc rẻ xương sườn được dùng để nâng cao sống mũi. Phần sụn bọc đầu mũi được lấy từ sụn vành tai hoặc sụn vách ngăn. 

Ưu điểm của phương pháp này là độ tương thích cao và giảm rủi ro nhiễm trùng và giảm đáng kể nguy cơ bị lộ thanh độn sống mũi. Tuy nhiên phẫu thuật kỳ công và phức tạp nên điểm hạn chế của phương pháp là chi phí khá cao. Ngoài ra một số cơ địa khó thích ứng nên hiệu quả không như mong muốn.

hình ảnhPhương pháp này không phải ai cũng phù hợp vì cơ thể có thể không đủ sụn để thực hiện nâng mũi bằng sụn tự thân. Ảnh: Internet

3. Nâng mũi tái cấu trúc

Phương pháp này gồm nhiều phẫu thuật can thiệp vào sâu bên trong cấu trúc mũi để sắp xếp và chỉnh sửa lại dáng mũi một cách toàn diện từ sống mũi, đầu mũi cho tới trụ mũi. Sụn nhân tạo và sụn tự thân thường được dùng kết hợp trong phương pháp này. 

hình ảnh

Đây là phương pháp rất được quan tâm bởi các ưu điểm như khắc phục được khuyết điểm ở nhiều vị trí như sống, cánh và trụ mũi,... Đồng thời có khả năng tạo hình mũi đa dạng như S-line, L-line. Điểm hạn chế so với các phương pháp khác là thời gian thực hiện sẽ lâu và chi phí cũng sẽ đắt hơn. Ảnh: Internet

Thẩm mỹ nói chung và sửa mũi nói riêng không có gì là sai khi nó đã trở thành một nhu cầu làm đẹp chính đáng. Điều đáng nói chính là việc can thiệp dao kéo có phù hợp với gương mặt và có đem lại kết quả hài lòng hay không. Để hạn chế tối đa những rủi ro, chị em nên tham khảo kỹ từng phương pháp để xác định mức độ phù hợp. Bên cạnh đó phải lựa chọn những cơ sở uy tín, bác sĩ giàu kinh nghiệm chuyên môn. Một lưu ý nữa là tuân thủ những hướng dẫn chăm sóc sau sửa mũi.

Ảnh: internet, instagram nhân vật