Nâng mũi bằng sụn tự thân không còn quá xa lạ với nhiều người, những tưởng chúng an toàn nhưng xin khẳng định phẫu thuật thẩm mỹ luôn chứa đựng nhiều rủi ro, có trường hợp đẹp lên đáng ngưỡng mộ nhưng cũng có những trường hợp phải ngậm ngùi vì vừa mất tiền mà còn mất luôn cả sắc. 


Biết là trước khi quyết định thẩm mỹ một bộ phận nào đó là chị em cân nhắc rất kỹ lưỡng nhưng một khi rủi ro xảy ra thì mọi thứ còn lại chỉ là những hậu quả mà chẳng ai có thể gánh chịu thay. Đây cũng là trường hợp của một bạn nữ trẻ tuổi vì muốn nâng mũi để cải thiện nhan sắc nhưng bù lại chẳng đẹp lên là còn được “bù lỗ” bằng cục sẹo lồi to bít cả phần lỗ tai.

hình ảnh

Cụ thể, một cô gái trẻ có đăng tải hình ảnh cũng như bài viết lên một hội nhóm làm đẹp mục đích để “cầu cứu” cũng như tìm sự tư vấn từ những người có kinh nghiệm. Nội dung bài viết chủ yếu cho hay cô bạn từng phẫu thuật nâng mũi cách đây 2 năm  (tức 2019) và được bác sĩ lấy sụn tai để sử dụng cho việc nâng mũi. Những tưởng chuyện sẽ chẳng có gì vì ban đầu cũng chỉ có vài sẹo nhỏ xuất hiện nên chẳng lo ngại. Nhưng mãi cho đến 4-5 tháng gần đây thì thấy có nguyên 1 cục sẹo lồi mọc lên che lấp cả lỗ tai khiến cô gái hết sức lo ngại.. Ảnh chụp màn hình.

Đứng trước tình trạng này, bạn nữ trẻ hết sức lo lắng liền đăng tải hình ảnh của chính mình đang gặp và hỏi xem CDM có ai cũng từng rơi vào trường hợp tương tự chưa, có thể "mách" cho cô cách làm thế nào để giải quyết được không. Tuy nhiên phần đông ý kiến lại thắc mắc rằng vị trí lấy sụn tai nâng mũi không phải là vị trí mà cô gái đã và đang chỉ cho mọi người thấy. Nhiều tài khoản liền lên tiếng "lấy sụn tai làm mũi thì phải lấy sau tai chứ ai lấy trong tai đâu nhỉ", "mình lấy sụn tai đâu phải chỗ đằng trước này, chắc bạn nhầm lẫn hay gì ời", "chắc tai bạn có vấn đề gì rồi chứ lấy sụn đâu phải chỗ đó". 

hình ảnh

 Bài đăng của bạn nữ nhanh chóng thu hút được khá nhiều sự quan tâm của mọi người trong group và nhanh chóng đưa ra những lời động viên và chia sẻ với bạn nữ này. Tuy nhiên bên cạnh đó, cũng không ít người nghi ngờ cho rằng bạn nữ này nói dối vì nếu làm mũi thì bác sĩ sẽ lấy sụn tai phía sau nên không thể xuất hiện sẹo phía trong tai được. Ảnh chụp màn hình.

hình ảnh

Đứng trước những bình luận nghi ngờ và tiêu cực như thế bạn nữ cũng lên tiếng đính chính mình không nói dối và không bấm khuyên tai. Ngoài ra, bạn nữ còn tự đổ lỗi cho bản thân mình là chủ quan và tự nhận một phần là do cơ địa của mình không tốt nên mới như vậy. Ảnh chụp màn hình.

Bài viết đánh trúng tâm lý những người cùng cảnh ngộ, nhiều người từng xảy ra trường hợp tương tự cũng lên tiếng chia sẻ hình ảnh và cách khắc phục của bản thân. Có người thì sẹo lồi to gấp mấy lần và lan hết cả vành tai, có người đã cắt nhưng vẫn để lại dấu tích sẹo cũ,… nhưng hầu hết mọi người đều khuyên bạn nữ nên tìm đến bác sĩ để được làm tiểu phẫu cắt bỏ chứ bôi thuốc hoàn toàn không có tác dụng. 

hình ảnh

Trước đây cũng từng có trường hợp một bạn nữ trẻ gặp phải tình trạng bất thường ở tai sau khi nâng mũi bằng sụn tai được 1 năm, cô gái này đã chia sẻ câu chuyện của bản thân lên mạng xã hội nhằm tìm kiếm sự giúp đỡ của cộng đồng mạng. Theo cô gái, cô đang gặp phải tình trạng lồi sụn tai, thậm chí phần sụn này còn ngày một lớn dần gây cảm giác vô cùng khó chịu..

hình ảnh

Đọc phần bình luận của cộng đồng mạng phía dưới bài đăng, người ta mới ngớ người ra rằng đây là tình trạng mà rất nhiều cô gái gặp phải sau khi nâng mũi bằng sụn tai.

Thực chất nâng mũi bằng sụn tai được xem là một giải pháp thẩm mỹ an toàn và hiệu quả với mọi cơ địa. Vì sụn vành tai được lấy từ chính cơ thể người thẩm mỹ cho nên hạn chế tối đa sự đào thải, đảm bảo sự an toàn. Tuy nhiên, biện pháp nào cũng vậy đều có những cảnh báo quan trọng nhất định không được bỏ qua, nếu ai có ý định thực hiện phương pháp này thì ngoài tìm tư vấn cũng như bác si giỏi thì cũng nên tham khảo những lưu ý sau đây:


KHÔNG NÂNG MŨI QUÁ CAO

hình ảnh

Ảnh minh họa. Nguồn Internet

Hầu hết các tình trạng nâng mũi để xảy ra biến chứng đều do nâng mũi quá cao, khiến đầu mũi bị bóng đỏ, lộ sóng hoặc tụt sóng. Do đó, trước khi nâng mũi bạn cần cân nhắc đến độ cao của mũi, không nên nâng mũi quá cao để tránh biến chứng nguy hiểm. Đối với những người có vùng da mũi mỏng, nâng mũi rất dễ lộ sóng và tụt sóng. Cân nhắc về độ cao sẽ giúp thẩm mỹ vừa hiệu quả mà lại an toàn với cơ thể.

KHÔNG NÂNG MŨI BẰNG SỤN TỰ THÂN HOÀN TOÀN

hình ảnh

Ảnh minh họa. Nguồn Internet

Bản chất các loại sụn tự thân sẽ có độ co rút nhất định sau một thời gian tồn tại trong cơ thể, đây là điều hiển nhiên và an toàn để tránh biến chứng đào thải. Tuy nhiên, nếu bạn đang có ý định nâng mũi hoàn toàn bằng sụn tự thân thì nên xem xét lại.


Tùy vào đặc thù của từng vị trí trên cơ thể mà bác sĩ thẩm mỹ sẽ có định hướng xử lý cho phù hợp. Ví dụ như phần sống mũi bắt buộc phải dùng loại sụn đáp ứng được độ cao vừa chuẩn, có tính cố định, không thay đổi theo thời gian. Riêng phần đầu mũi cần độ cong và mềm mại, bao bọc lấy sụn cứng từ sống mũi, chính vì thế sụn tự thân chỉ nên đặt ở đầu mũi, không nên dùng cho sống mũi. Trong một số trường hợp đặc biệt, mũi bị lệch vẹo vách ngăn, bác sĩ sẽ sử dụng sụn sườn để điều chỉnh (sụn sườn lấy từ chính sườn của người nâng mũi).

CHỌN PHƯƠNG PHÁP PHÙ HỢP VỚI CƠ ĐỊA

hình ảnh

Ảnh minh họa. Nguồn Internet

Chọn phương pháp phù hợp với cơ địa sẽ giúp cho phẫu thuật nâng mũi của bạn diễn ra an toàn và hiệu quả nhất. Hiện nay, có một số phương pháp nâng mũi như:


- Nâng mũi đặt sụn Hàn Quốc


- Nâng mũi bọc sụn vành tai


- Nâng mũi S Line


- Nâng mũi S Line Plus


Mỗi phương pháp sẽ có một ưu điểm nhất định, phù hợp với những chiếc mũi có khuyết điểm khác nhau và các cấp độ cải thiện khác nhau. Do đó, khi có ý định làm đẹp bạn nên cân nhắc.