Có thể bạn chưa biết, cách chăm sóc sau nâng mũi là yếu tố quyết định 30% thành công của một ca nâng mũi. Chính vì điều này mà nhiều người thắc mắc sau khi nâng mũi nên làm gì, bí quyết nào để có dáng mũi được đẹp tự nhiên như ý.
Các triệu chứng thường gặp sau khi Nâng mũi
Trước khi tìm hiểu về cách chăm sóc sau khi nâng mũi tại nhà, bạn cần hiểu rõ các triệu chứng thường gặp sau khi nâng mũi đã nhé. Hầu hết sau khi nâng mũi sẽ xuất hiện những triệu chứng sau trong vòng 1 tuần:
- Sống mũi và quầng mắt dưới bị bầm tím
Hiện tượng này là do trong quá trình phẫu thuật bác sĩ đã đưa sụn vào bằng cách rạch 1 đường giữa 2 lỗ mũi. Hoặc do can thiệp vào các phần khác khiến mũi bị tổn thương gây ra bầm tím.
- Mũi đau nhức, cảm giác nặng nề
Điều này là do thuốc tê bắt đầu hết tác dụng tạo cảm giác đau nhức và nặng nề khiến bạn khó chịu. Tuy nhiên, cảm giác này không quá mạnh, hoàn toàn nằm trong khả năng chịu đựng.
- Mũi tiết dịch
Đây cũng là hiện tượng bình thường. Bạn chỉ cần dùng giấy sạch thấm hết dịch hoặc đến cơ sở thẩm mỹ để các bác sĩ hút phần dịch mũi.
- Khó thở, nghẹt mũi
Nguyên nhân là do miếng bông để thấm dịch tạo nên. Do đó, sau phẫu thuật từ 4 - 5 tiếng đầu thì bạn nên thở bằng miệng là tốt nhất.
- Đầu và sống mũi sưng to
Khi có can thiệp dao kéo, bộ phận bị tác động sẽ bị sưng đôi chút. Đây là biểu hiện hoàn toàn bình thường. Thường thì sau khoảng 2 tuần, tình trạng sưng sẽ chấm dứt.
Cách Chăm sóc sau Nâng mũi
Chăm sóc mũi sau phẫu thuật là cả một quá trình. Để giúp mũi nhanh lành, hạn chế biến chứng thì cần thiết phải tuân thủ các điều dưới đây sau khi nâng mũi nhé.
- Không gãi, va chạm mạnh hoặc đè vào mũi vì điều này có thể làm mất dáng mũi, thậm chí gây chảy máu, tụ máu.
- Sau khi nâng mũi, cần giữ cho mũi luôn khô ráo, Tránh để nước tiếp xúc với vùng phẫu thuật.
- Lưu ý không đi xông hơi ít nhất trong vòng 1 tháng sau phẫu thuật.
- Không được vận động mạnh, không tập thể thao, không đeo kính ít nhất 1 tháng.
- Hạn chế trang điểm cho đến khi lành hẳn để đảm bảo vết thương không bị nhiễm trùng.
- Nên nằm ngủ thẳng, không nên nằm nghiêng vì có thể ảnh hưởng đến dáng mũi và gây tổn thương.
- Đặc biệt, cần tuân thủ theo lời dặn bác sĩ, theo đúng lịch trình hút dịch, tháo nẹp và uống thuốc.
- Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào bất thường cần quay lại cơ sở thẩm mỹ ngay để kiểm tra và xử lý kịp thời biến chứng.
Cách vệ sinh mũi sau khi Nâng mũi
Mũi sau khi phẫu thuật dù bằng phương pháp nào thì cũng bị tổn thương nhất định. Đồng thời cũng rộng quá trình phẫu thuật đặt sụn nâng mũi thì bắt buộc phải rạch, cắt. Chính vì vậy sẽ gây ra vết thương hở. Lúc này nếu không chú ý thực hiện vệ sinh vết thương đúng cách sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Điểm hình nhất là viêm nhiễm, kéo thời thời gian hồi phục. Thậm chí mũi có thể bị hoại tử nếu viêm nhiễm nặng.
Thông thường, nếu có điều kiện bạn có thể đến cơ sở thẩm mỹ để vệ sinh, chăm sóc vết thương. Nếu không tiện thì bạn có thể áp dụng cách vệ sinh, cách chăm sóc vết thương sau nâng mũi như sau:
Chuẩn bị
- 10 cây tăm bông thấm nước muối sinh lý để rửa vết thương mũi
- 5 cây tăm bông thấm nước muối sinh lý để rửa vết thương vùng tai
- 2 cây tăm bông thấm thuốc sát trùng Povidine
- Rửa sạch tay sạch sẽ trước khi thực hiện rửa vết thương
Các bước rửa vết thương vùng mũi
- Bước 1: Đầu tiên, sử dụng tăm bông tẩm nước muối sinh lý nhẹ nhàng lau bên trong lỗ mũi.
- Bước 2: Sử dụng tăm bông tẩm nước muối sinh lý nhẹ nhàng lau phần trụ mũi. Nhẹ nhàng vệ sinh phần phía trước trụ mũi cho đến khi tăm bông không còn bị bám màu.
- Bước 3: Cuối cùng, sử dụng tăm bông thấm Povidine nhẹ nhàng sát khuẩn từ trong cánh mũi ra ngoài trụ mũi (không rửa lại với nước muối sinh lý).
Đối với trường hợp nâng mũi sử dụng sử dụng sụn tai thì cũng thực hiện vệ sinh vùng tai tương tự. Dùng tăm bông thấm nước muối sinh lý rồi nhẹ nhàng lau sạch vùng lấy sụn tai cho đến khi tăm bông không còn bám màu. Cuối cùng, kết thúc bước vệ sinh với thao tác bôi dung dịch thuốc sát trùng Povidine.
Lưu ý
- Trong quá trình vệ sinh mũi, tai chỉ dùng lực nhẹ nhàng rửa vết thương.
- Không đưa cây tăm bông vào sâu quá (chỉ hết phần đầu bông là được) để tránh gây xước, chảy máu vết thương.
Những điều nên làm sau khi Nâng mũi
Dưới đây là những điều cần biết sau khi nâng mũi mà bạn không nên bỏ qua:
- Chườm đá kết hợp chườm ấm giảm tình trạng sưng bầm
Một trong những chăm sóc sau nâng mũi chính là tiến hành chườm đá kết hợp chườm ấm. Thông thường sau khi nâng mũi, vùng mũi sẽ bị sưng bầm, đau nhức. Tình trạng này thường diễn ra sau khi ngủ dậy và là hoàn toàn bình thường. Để giảm sưng đau bạn nên tiến hành chườm đá trong 48h đầu tiên. Từ ngày thứ 3 trở đi thì tiến hành chườm ấm để giúp máu lưu thông, giảm bầm tím. Lưu ý khi chườm không được để nước dính vào vết thương và chỉ nên chườm ở vùng trán, má. Mỗi lần chườm 15 phút. Thực hiện ngày 3-4 lần.
- Uống thuốc, tái khám đúng lịch
Sau khi nâng mũi, bác sĩ sẽ dặn dò bạn cách chăm sóc sau nâng mũi. Cùng với đó là kê đơn thuốc giúp giảm sưng đau, giảm viêm nhiễm, hạn chế biến chứng. Hãy uống thuốc theo đơn của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý cắt giảm liều lượng, hay bỏ ngang giữa chừng. Đồng thời thực hiện tái khám, cắt chỉ đúng lịch hẹn để kiểm tra đánh giá tình trạng hồi phục vết thương. Trong trường hợp mũi có dấu hiệu bất thường, bạn cũng nên quay lại cơ sở thẩm mỹ để thăm khám sớm.
- Vận động nhẹ nhàng sau nâng mũi
Sau khi nâng mũi bạn cần kiêng cữ các hoạt động mạnh như chơi thể thao, thể dục, bê vác vật nặng. Tuy nhiên, cũng không vì thế mà nằm hay ngồi quá nhiều. Thực tế cho thấy những bài tập vận động nhẹ nhàng thì lại vô cùng có lợi cho mũi. Giúp máu lưu thông tốt, hệ tuần hoàn hoạt động trơn tru hơn. Vì vậy nên sau nâng mũi bạn nên đi lại nhẹ nhàng. Và có thể tập luyện những môn thể thao có cường độ thấp như cầu lông, chạy bộ chậm,… trong khoảng 2 tháng sau khi nâng mũi.
- Xây dựng chế độ nghỉ ngơi khoa học
Một trong những cách chăm sóc sau nâng mũi nữa là xây dựng chế độ nghỉ ngơi khoa học. Mà cụ thể hơn là giấc ngủ. Một giấc ngủ sâu, đủ thời gian sẽ giúp cơ thể được thả lỏng, các cơ quan được nghỉ ngơi. Qua đó, quá trình phục hồi diễn ra nhanh hơn. Tốt nhất sau khi nâng mũi, bạn nên thư giãn, nghỉ ngơi nhiều, ngủ đủ từ 7 – 8 tiếng một ngày nhé.
- Nằm ngủ thẳng sau khi nâng mũi
Mũi sau nâng còn lỏng lẻo, các mô sụn chưa bám chắc. Vì vậy nếu nằm nghiêng có thể khiến mũi bôi vẹo lệch, ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Do đó, nằm ngửa thẳng là tư thế ngủ được các bác sĩ đánh giá là thích hợp nhất sau khi nâng mũi. Bạn cần phải duy trì tư thế này ít nhất 2 tuần sau nâng mũi nhé. Nếu cảm thấy quá khó chịu với 1 tư thế ngủ, bạn có thể nằm nghiêng trái, phải một vài phút và mức độ nghiêng không nên quá lớn.
- Thiết lập chế độ ăn uống hợp lý
Thiết lập chế độ ăn uống hợp lý cũng là cách chăm sóc sau nâng mũi đúng. Một chế độ nghỉ ngơi sinh hoạt khoa học khi đi kèm với chế độ ăn uống hợp lý sẽ đem đến hiệu quả liền vết thương nhanh chóng hơn. Cụ thể sau khi nâng mũi, nên ăn thức ăn mềm, dạng lỏng, dễ tiêu hoá như cháo súp. Đồng thời bổ sung nhiều protein, vitamin, khoáng chất, kiêng các thức ăn gây sẹo, nhiễm trùng,…
Thực phẩm NÊN ĂN sau khi Nâng mũi
Ngoài các cách chăm sóc sau nâng mũi trên, bạn nên bồi bổ thêm cho cơ thể bằng những thực phẩm thiết yếu để quá trình hồi phục được rút ngắn. Cụ thể, sau nâng mũi nên ăn:
- Thực phẩm giàu vitamin A
Vitamin A giúp tăng sinh mô, thúc đẩy quá trình hồi phục nhanh hơn và mờ vết mổ tránh để lại sẹo. Do đó, sau nâng mũi nên ăn. Các loạ thực phẩm giàu vitamin A là trái cây, rau củ như cà rốt, khoai lang, cà chua, rau má, gan động vật,…
- Thực phẩm giàu Protein, Calo
Những thực phẩm giàu Protein, Calo sẽ cung cấp năng lượng và tái tạo mô hiệu quả cho vết thương nhanh lành. Các loại thực phẩm như thịt lợn, phô mai hay sữa,… rất tốt cho quá trình hồi phục mũi.
- Nấm
Sau nâng mũi nên bổ sung một số loại nấm để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Nấm cũng hỗ trợ hệ miễn dịch, bảo vệ các mô và tế bào không bị tổn hại.
- Uống nhiều nước
Đặc biệt, sau nâng mũi, bạn nên uống nhiều nước, tối thiểu 2 lít mỗi ngày. Bổ sung đủ nước sẽ giúp vết thương nhanh chóng hồi phục. Bên cạnh đó bạn có thể bổ sung thêm các loại nước hoa quả.
Ngoài ra trong những ngày đầu sau nâng mũi, bạn nên ăn những thực phẩm mềm dễ tiêu như cháo, súp, đậu phụ, yến mạch…. Thức ăn mềm, không nhai mạnh, sẽ không làm tác động đến vết thương ở mũi.
Thực phẩm KHÔNG NÊN ĂN sau khi Nâng mũi
Nếu chăm sóc sau nâng mũi đầy đủ như trên nhưng lại không kiêng cữ các thực phẩm sau thì công sức cũng như “muối bỏ bể”.
- Rau muống
Nằm đầu trong danh sách cần kiêng cữ là rau muống. Vì rau muống có tính tăng sinh collagen lành tính, giúp làm đầy vết thương. Do đó loại rau này có thể gây ra sẹo lồi cho vết thương.
- Hải sản
Hải sản cung cấp một lượng lớn canxi và chất đạm đặc tốt cho cơ thể con người. Tuy nhiên, việc bổ sung nhiều chất đạm sẽ khiến vết thương lâu lành, không tốt cho việc ổn định mũi. Bên cạnh đó, ăn hải sản có thể gây ngứa ngáy, khó chịu vùng mũi. Đặc biệt hải sản còn dễ gây ra tình trạng dị ứng trên da.
- Thịt bò, thịt gà
Thịt bò thịt gà đều giàu dinh dưỡng nhưng sau nâng mũi cần phải kiêng vì chúng dễ gây mưng mủ ảnh hưởng đến thời gian hồi phục. Ngoài ra, chúng cũng chứa nhiều protein khiến da bị kích thích, dễ gây ra sẹo lồi xấu.
- Đồ nếp, đậu phộng
Đồ nếp, đậu phộng có tính nóng nên dễ gây viêm sưng, mưng mủ cho vết mổ hoặc làm chậm quá trình lành thương và lên da non và cũng có thể để lại sẹo xấu.
- Chất kích thích
Rượu, bia, cà phê, nước có gas, thuốc lá có thể ảnh hưởng đến vùng mũi. Khiến vết thương lâu lành hơn, tăng nguy cơ viêm sưng sau nâng mũi.
- Thực phẩm lên men
Các loại thực phẩm lên men thường khó tiêu sẽ khiến vết thương mưng mủ, sưng đau khó lành. Ngoài ra còn gây nên tình trạng ợ hơi, ợ chua ảnh hưởng đến vùng mũi.
Những câu hỏi thường gặp sau khi Nâng mũi
Ngoài cách chăm sóc sau nâng mũi thì còn nhiều vấn đề khiến các nàng thắc mắc nữa. Cụ thể:
Nâng mũi có trang điểm được không?
Sau nâng mũi bạn không nên trang điểm làm đẹp. Vì rất có thể mỹ phẩm hay hóa chất sẽ gây mẫn cảm cho vết thương ở mũi. Những tác động lên mũi dù là nhỏ nhất trong giai đoạn này cũng có thể khiến mũi bị nhiễm trùng. Do đó, bạn phải ngưng trang điểm, tẩy trang, hay sử dụng bất kì loại mỹ phẩm nào. Lúc này, chỉ vệ sinh vùng mũi bằng nước muối sinh lý và tăm bông. Đồng thời chăm sóc sau nâng mũi theo bác sĩ dặn dò.
Sau 20 – 30 ngày thì bạn có thể trang điểm. Tuy nhiên nên tránh phần mũi ra nhé. Ngoài ra, sau khoảng 1 tháng bạn cũng có thể đi spa chăm sóc da, lăn kim, nặn mụn nhưng hãy căn dặn với nhân viên kỹ thuật để tránh vùng mũi.
Nâng mũi bao lâu thì được rửa mặt?
Nếu chăm sóc sau nâng mũi đúng cách thì sau khoảng 7 ngày sẽ cắt chỉ. Và tầm 10 ngày trở đi là bạn có thể rửa mặt bình thường mà không có bất cứ ảnh hưởng gì. Tuy nhiên để đảm bảo cho sự an toàn cũng như quá trình hồi phục diễn ra nhanh hơn thì khi rửa mặt bạn nên thực hiện nhẹ nhàng, hạn chế những va chạm mạnh vào dáng mũi trong thời điểm này.
Ngoài ra, khi rửa mặt bạn cũng không nên dùng nước vỗ mạnh vào mặt vì điều này sẽ ảnh hưởng đến dáng mũi. Nên rửa mặt bằng khăn lau nhẹ nhàng. Có thể sử dụng sữa rửa mặt nhưng không được để tiếp xúc với mũi nhé.
Nâng mũi có quan hệ vợ chồng được không?
Về nguyên tắc thì phẫu thuật nâng mũi hoàn toàn có thể quan hệ vợ chồng được, không ảnh hưởng tới chức năng sinh lý của vợ chồng. Bởi nâng mũi chỉ dừng lại tại mô sụn vùng mũi nên chức năng của vùng mũi hay bộ phận khác vẫn được đảm bảo an toàn. Ngoài ra vùng mũi được cố định bằng nẹp chuyên dụng nên phần lớn những rủi ro lệch vẹo trong quá trình vận động sau phẫu thuật nâng sửa mũi đã được hạn chế xuống mức thấp nhất.
Tuy nhiên, phần lớn bác sĩ vẫn khuyến cáo nên hạn chế hoặc không quan hệ vợ chồng trong thời gian đầu sau nâng mũi. Nguyên nhân là do trong quá trình quan hệ sẽ khó tránh được các va chạm hay tác động đè nén lên mũi. Mà dáng mũi lúc này chưa ổn định nên rất dễ xô lệch hay biến dạng. Vì vậy, cách chăm sóc sau nâng mũi tốt nhất là kiêng quan hệ.
Nâng mũi bao lâu đi làm được?
Quá trình nâng mũi diễn ra rất nhanh chóng và không cần nằm viện. Ngay sau phẫu thuật bạn có thể tự đi lại, sinh hoạt bình thường, và có thể đi làm ngay ngày hôm sau.
Tuy nhiên, mũi cần tránh va chạm, tránh bụi bẩn, tránh ánh nắng mặt trời nên nếu có điều kiện thì bạn nên nghỉ tại nhà 2-3 ngày. Nếu không có điều kiện bạn có thể đi làm vào ngày hôm sau. Nhưng cần chú ý không nên để mũi phải chịu tác động, cần phải che chắn kỹ cho mũi trước khi ra đường. Đồng thời không nên tự chạy xe máy.
Nâng mũi có vĩnh viễn không?
Không ai lại mong muốn nâng mũi chỉ để có một chiếc mũi đẹp nhất thời. Mà quan trọng hơn hết là phải bền lâu theo thời gian. Tuy nhiên, nâng mũi có vĩnh viễn không rất khó trả lời.
Thực tế cho thấy, không có phương pháp nào giúp mang lại vẻ đẹp vĩnh viễn mà chỉ có phương pháp giúp dáng mũi đẹp lâu nhất có thể. Và nâng mũi có được bao lâu sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Nếu lựa chọn đúng phương pháp phù hợp, địa chỉ nâng mũi uy tín, chất lượng, chăm sóc sau nâng mũi đúng cách, cơ địa tốt thì kết quả thẩm mỹ sẽ lâu dài. Ngược lại, nếu không đảm bảo các điều kiện trên thì sau một thời gian mũi có thể gặp biến chứng, hư hỏng… cần chỉnh sửa lại.
Trên đây là tất cả những kinh nghiệm chăm sóc sau nâng mũi mà tôi muốn chia sẻ. Hy vọng chúng hữu ích với các bạn gái.