Giáo dục con trẻ, quan trọng nhất là giáo dục nhân cách
Giáo dục nhân cách thì cha mẹ sẽ đóng vai quan trọng. Cha mẹ chính là tấm gương để con cái noi theo. Nếu như mẹ thích chưng diện, hẳn phần lớn con gái sẽ có khuynh hướng sẽ thích chưng diện. Người cha mà hay bia rượu thì con trai cũng có khả năng thích bia rượu khá cao… Platon nói: “Những người xấu trên đời không phải họ sinh ra đã thích làm những chuyện xấu, mà là do họ không được hưởng sự giáo dục tốt”.
Do đó, giáo dục trẻ không phải chỉ là phát triển tri thức mà còn là việc nuôi dưỡng phẩm chất, và đối với việc ươm mầm đạo đức cho tâm hồn trẻ thì việc giáo dục càng bắt đầu sớm càng tốt. Trẻ nhỏ thường chịu ảnh hưởng nhiều từ bố mẹ, cả điều hay lẫn điều dỡ, vì thế để nuôi dưỡng những phẩm chất tốt đẹp cho con thì bố mẹ phải là những tấm gương sáng. Goethe nói:
Con cái chỉ thành người có giáo dục khi chính cha mẹ là người có đạo đức
Giáo dục nhân cách rất cần tính chuyên cần
Điều quan trọng tiếp theo cha mẹ cần tập cho trẻ ngay từ nhỏ là sự chuyên cần. Đây là một đặc điểm rất quan trọng trong tính cách con người, là cơ sở mang lại thành công và hạnh phúc.
Sự dũng cảm cũng rất cần thiết đối với trẻ. Có nhiều người mẹ nghĩ rằng khi con bị ngã hay bị đau, nếu không tỏ ra quan tâm thì sẽ làm trẻ tủi thân. Nhưng thật ra trong những trường hợp đó, cha mẹ cần nhanh chóng chấm dứt những lời an ủi, vỗ về mà nên hướng sự tập trung của con qua vấn đề khác và làm cho trẻ quên đi cái đau. Tuy nhiên, dũng cảm khác với vô cảm, vì vậy cần phải giáo dục để con biết đồng cảm với nỗi đau của người khác.
Tính tự chủ cũng rất cần trong giáo dục nhân cách
Người xưa nói: “Người xung sướng là người làm chủ được bản thân”. Vì thế rất cần dạy trẻ tính tự chủ. Kiến thức thì khi lớn lên cũng có thể dạy được, nhưng hành vi ứng xử nếu không rèn từ nhỏ thì lớn gần như không thể dạy. Bởi vậy các bậc làm cha mẹ cần chú ý đến hành vi của con trẻ để kịp thời uốn nắn.
Từ khi sinh ra trẻ đã theo “Chủ nghĩa vị kỷ” coi mình là trung tâm, muốn người khác phục vụ chứ chưa biết nghĩ đến mọi người xung quanh. Nhưng tính cách này có thể giáo dục được. Nếu ngay từ nhỏ trẻ đã được dạy bảo là phải biết quan tâm đến người khác, biết đặt mình vào hoàn cảnh của người khác thì khi lớn lên chắc chắn sẽ trở thành người vị tha.
Sự nghe lời…
Có phụ huynh chia sẻ: “Tôi rất mực yêu thương con, và cũng dạy con khá là nghiêm khắc nhưng cháu vẫn rất ương bướng, khó bảo và không nghe lời”. Cũng có một người đã hỏi mẹ của Washington rằng: “Bà giáo dục như thế nào để con mình trở thành người vĩ đại đến thế” Người mẹ này đã trả lời: “Tôi chỉ dạy con phải biết nghe lời”. Quả thật, biết nghe lời là một đức tính cần thiết và cũng là nỗi đau đầu của nhiều bậc phụ huynh.
Muốn giáo dục đức tính này, cha mẹ cần giải thích nguyên nhân mỗi khi bảo con làm việc gì hay không làm việc gì. Khi hiểu rõ vấn đề, trẻ sẽ nghe lời.
… Và nhiều hơn nữa
Dối trá là một tính xấu. Trẻ không ý thức được điều đó, lại giàu trí tưởng tượng, nên nhiều khi nói dối mà không có rằng như vậy là sai.Việc này cần uốn nắn ngay từ nhỏ, nếu không sẽ dần dần trở thành kẻ nói dối có mục đích và làm tổn hại đến người khác.
Tham lam cũng thường có ở trẻ, nhưng nếu được giáo dục tốt sẽ biết nhường nhịn và giúp đỡ người khác. Lòng tự trọng cũng là một đức tính cần thiết. Nhiều bậc cha mẹ có thói quen nhắc đi nhắc lại những lỗi lầm của con, đay nghiến các tật xấu của con trước mặt người khác, làm con phải xấu hổ, nhưng như vậy là họ đã vô tình xúc phạm đến lòng tự trọng của trẻ, mà hậu quả có thể là những phản ứng tiêu cực của trẻ.
Nguyên tắc dạy con không nên dùng roi vọt
Có người khi tức giận thì đánh con, rồi lại xót xa khi thấy con đâu, rồi lại ôm ấp, cho kẹo bánh, đồ chơi để dỗ dành… Cách dạy này sẽ làm hư trẻ. Trong Việc nuôi dạy trẻ ngay cả khi trẻ làm sai. Trẻ mà bị đánh đập khi còn nhỏ thì lớn lên sẽ có xu hướng trở nên ngoan cố, hung bạo và tàn nhẫn…
Cũng đừng nên quát mắng nặng lời mà nên phân tích đúng sai một cách cặn kẽ để con hiểu. Nhiều người do mệt mỏi với công việc hàng ngày, trở về nhà với tâm trạng khó chịu rồi trút hết bực bội lên đầu con cái. Những đứa trẻ vì bị quát mắng và phải miễn cưỡng làm theo lời cha mẹ sẽ cảm thấy bứt rứt, khó chịu, không phục và không tin tưởng cha mẹ. Cách giáo dục đó chắc chắn sẽ tạo ra những con người bực bội, cáu gắt – Là bản sao của cha mẹ chúng.