1. Tương tác xã hội
Trẻ tự kỷ biểu hiện nhiều triệu chứng liên quan tới hạn chế tương tác xã hội. Theo các bác sĩ tâm thần và chuyên gia tâm lý, những đặc trưng trong tương tác xã hội ở trẻ tự kỷ bao gồm:
- Trẻ có thể muốn ở một mình khi bị bao quanh bởi quá nhiều người và có thể không tìm đến sự hỗ trợ khi cần thiết.
- Hầu như không chủ động chơi cùng hay bắt chuyện và không đáp ứng hoặc đáp ứng chậm khi được tiếp cận.
- Tránh giao tiếp bằng mắt. Các nghiên cứu được thực hiện bới các bác sĩ tâm thần cho thấy trẻ tự kỉ nhìn vào những phần khác của khuôn mặt như vùng miệng thay vì vùng mắt – nơi mà cảm xúc được thể hiện. Điều này giải thích vì sao trẻ tự kỷ khó nhận biết được cảm xúc của người khác.
2. Giao tiếp xã hội
Dưới đây là một số đặc điểm về giao tiếp xã hội của trẻ tự kỷ theo các bác sĩ tâm thần, chuyên gia tâm lý:
- Trẻ tự kỷ thường thể hiện đặc điểm ở khả năng chậm nói hoặc có sự suy giảm trong giao tiếp trước cả khi phát triển ngôn ngữ.
- Trẻ ít bi bô hơn. Khi trẻ hai tuổi, hầu hết trẻ có thể nói những cụm từ ngắn như “bố ơi, chuối”, “mẹ ơi, ngủ” để diễn tả điều trẻ muốn. Nhưng theo các chuyên gia, bác sĩ tâm thần thì trẻ tự kỷ chậm phát triển khả năng này và gặp phải các vấn đề ngôn ngữ khác.
- Dấu hiệu tự kỷ ở trẻ nữa là việc trẻ gặp khó khăn trong việc hiểu hành vi, sự biểu hiện và suy nghĩ của người khác, từ đó đối đáp một cách không bình thường hoặc không hợp lý.
- Các bác sĩ tâm thần chỉ ra rằng, trẻ tự kỷ không thể hiểu sự mỉa mai, những khái niệm trừu tượng hay ẩn dụ. Ví dụ, trong một ngày mưa to, nếu bạn nói một cách mỉa mai “Ngày đẹp trời thật đấy!”, trẻ tự kỷ sẽ không thấy buồn cười và không hiểu tại sao bạn nói như thế.
3. Kiểu hành vi và các mối quan tâm bị hạn chế, lặp đi lặp lại
Dấu hiệu tự kỷ của trẻ về kiểu hành vi là thói quen sinh hoạt rất chặt chẽ và có thể trở nên rất khó chịu nếu bị can thiệp dù chỉ là chi tiết nhỏ. Theo các chuyên gia, bác sĩ tâm thần, trẻ tự kỷ có thể rất mải mê với những mối quan tâm đặc biệt. Khi lớn lên trẻ có thể bị ám ảnh với mọi thứ từ lịch tàu cho đến nghệ thuật và khoa học tự nhiên.
Các chuyên gia, bác sĩ tâm thần chỉ ra rằng, trẻ tự kỷ thường có những cách chơi đùa mang tính lặp lại hoặc không sáng tạo. Nhiều trẻ có thể dàn đồ chơi hoặc sắp xếp các đồ vật theo cỡ, màu sắc thay vì chơi với chúng theo đúng kiểu.
Xem chi tiết bài viết tại đây nhé các mom: https://sns.org.vn/dac-diem-lam-sang-cua-tre-tu-ky-%7C-safe-and-sound