Gần đây, đọc được nhiều tin về chương trình VÉ TẾT ĐOÀN VIÊN của Omo, khi nhãn hàng tài trợ 5.000 vé xe Tết, giúp những hoàn cảnh khó khăn được về quê sum họp gia đình. Tôi rất thích chương trình, và thông qua chương trình tôi lại càng có nhiều suy ngẫm hơn về giá trị gia đình. Những giá trị mà có lẽ vì xã hội ngày một phát triển, rất nhiều người đã quên đi, đã trôi tuột đi.
Những năm gần đây, con gái tôi bắt đầu lớn, cháu có những hoạt động mà tôi không chạy theo kịp, cũng không hiểu kịp. Như năm ngoái cháu nằng nặc đòi đi xem pháo hoa với bạn bè ngay đêm giao thừa ở trung tâm thành phố. Trước đó, trong bữa cơm đoàn viên, cháu cũng chỉ ăn qua loa vì lý do “ăn nhiều sợ mập vì Tết sẽ ăn rất nhiều”. Khi tôi xem pháo hoa qua tivi, lúc đó tôi cũng tự hỏi liệu có phải mình đã quá cổ hũ khi giận con khi con đòi đi coi pháo hoa đêm giao thừa với bạn bè. Trong khi, xem kìa, có hàng nghìn người đang tập trung ở trung tâm thành phố rất vui vẻ đó thôi. Mỗi thời mỗi kiểu, liệu tôi có quá cứng nhắc.
Thế nhưng sau khi biết về chương trình Omo Vé Tết Đoàn Viên, tôi đã đúc kết ra nhiều suy nghĩ và muốn chia sẻ với mọi người. Không có ý muốn chứng tỏ đúng sai, chỉ mong qua vài dòng chia sẻ quan điểm, nếu bạn trẻ nào có đọc được sẽ hiểu hơn cho nỗi lòng của cha mẹ
Đoàn viên – nếu giải thích theo nghĩa từ tôi nghĩ rằng đó là các thành viên quây quần, đoàn tụ, tạo thành một vòng vô hình thể hiện sự gắn bó, kết nối. Cả năm trời, trong tâm thế của một người mẹ, tôi nghĩ cũng như nhiều bà mẹ khác, số lần gặp mặt con mình
một ngày chắc chắn còn ít hơn bạn học của chúng. Đứa con mà từ khi nó chưa chào đời đã theo mình từng bước đi, từng nhịp thở, rồi con ngày càng lớn, mình cũng xuất hiện trong mọi chặng đường mà nó đi qua. Bỗng đến một ngày, cảm thấy xa lạ với chính đứa con của mình, cảm giác đó mới đáng sợ làm sao.
Con trở về nhà với một cái đầu tóc nhuộm, con mặc một chiếc áo không phải của mẹ mua, con tan trường xin đi chơi và mẹ cũng chẳng rõ chỗ con đi chơi có gì vui, con nói gì với bạn bè, con ăn gì uống gì. Bỗng nhiên con có một cuộc sống khác, một cuộc sống mà mẹ dù cố gắng cũng không thể chen chân vào để nhìn thấy càng không thể thấu hiểu. Vậy là, người mẹ như tôi quyết định điều mà mọi bà mẹ khác cũng làm: để con sống cuộc sống của chính mình.
Vào lúc đó, sự xa cách của mẹ và con ngày một xa.
Khi con lớn, thời gian con đi học, có thể là sau này đi làm, rồi đi với bạn bè, chắc chắn cộng lại nhiều hơn là ở bên cha mẹ. Điều mà lòng mẹ mong mỏi, không phải là con phải ở nhà ngoan ngoãn ngày Tết, cùng ăn cơm đoàn viên, cơm tân niên, đón giao thừa. Mà là mẹ mong, trong sâu thẳm, con vẫn đặt mẹ, đặt ba, đặt gia đình mà con lớn lên, cao hơn bè bạn, cao hơn công việc, cao hơn thú vui ngoài xã hội.
Tại sao có đến 5.000 người, nhất định là nhiều hơn, ở ngoài xã hội kia dù phải chật vật bon chen lấy từng đồng nuôi gia đình, không có khao khát ước mơ nào lớn hơn là được về quê ăn tết, được về nhà với cha mẹ già, con thơ. Đó là bởi trải qua bao thăng trầm nhọc nhằn của cuộc sống xã hội khắc nghiệt, họ nhận ra rằng chỉ có mái ấm gia đình mới là nơi bình yên nhất, người thân máu mủ ruột rà mới đem lại cho mình cảm giác trân quý.
Mong rằng, năm nào, cũng sẽ có chương trình thế này, để có những người còn khó khăn trong xã hội được hưởng cái hạnh phúc đoàn viên đầm ấm của gia đình.