Vốn không phải là một người thích viết những topic dạng chia sẻ, tâm sự. Nhưng gần đây, tôi được nghe một câu chuyện cảm động từ một người phụ nữ bằng tuổi mình, sinh cùng ngày với mình, nhưng số phận cuộc đời lại khác biệt trời – vực. Khiến tôi vừa thương, vừa suy ngẫm rất nhiều điều.
Tôi xin được gọi người phụ nữ kia là chị Hảo, bởi dù bằng tuổi, nhưng sau khi nghe chị kể chuyện về đời mình, tôi nể phục và tự thấy chị xứng đáng để tôi gọi như thế. Trong khi chờ con tan trường, đón con, tôi hay ngồi ở một quán cóc uống nước. Chị Hảo là người bán báo, quen với người bán nước, nhiều lúc ngồi lại tránh nắng, nên tôi có dịp nói chuyện với chị. Tôi và chị cùng là phụ nữ tuổi Thân, trùng hợp hơn chúng tôi lại sinh cùng một ngày âm lịch, bởi thế nên tôi dễ dàng có thiện cảm với chị và chúng tôi nói nhiều chuyện.
Chị hay kể về gia đình mình. Chị Hảo lên thành phố tính đến năm nay đã là mười hai năm. Suốt thời gian đó, chị nói chị đã làm bao nhiêu nghề cũng không nhớ rõ nữa. Chị hay cho tôi coi bàn tay đầy sẹo và nhiều đốm chai của mình. Tuy cuộc sống khó khăn, chật vật, nhưng chị thiệt tình lạc quan nói mình cũng có niềm để an ủi và tự hào là con gái chị dưới quê học hành rất giỏi, lớp chín rồi và năm nào cũng đứng đầu lớp, làm lớp trưởng này kia. Dù khi chị rời Cà Mau lên đây đi làm từ hồi con bé còn nhỏ, nhưng gần như tháng nào nó cũng gửi thư lên phòng trọ cho chị. Bây giờ may mắn công nghệ khá chút, hai mẹ con gọi điện tỉ tê với nhau.
-
Chỉ xót cái, mình không nhớ rõ được mặt con, cũng chẳng biết con nó cao tới đâu….
Tôi hay mua báo ủng hộ chị, hay có áo quần cũ gì của cháu gái thì mang ra dúi cho chị, tập sách, bút viết, để chị gửi về cho con bé. Cái mà tôi biết chị nặng lòng nhất, không phải là con thiếu ăn thiếu mặc, mà là mười hai năm rồi chị chưa có dịp về quê. Chị phân bua, ngày tết đúng là lúc người ta về, nhưng Tết làm ăn được lắm, chị sẽ đi phụ quán ăn ở trong xóm trọ, lúc đó ai cũng về quê, họ thuê người phụ tiền cao lắm, có đồng nào đỡ đồng đó.
Hôm kia, tôi gặp chị. Tôi hỏi sao mấy nay không thấy chị ra đây bán. Chị hồ hởi kể tôi nghe chị mới ở quê lên. Năm nay, năm đầu tiên sau mười hai năm, chị đã về quê ăn tết và gặp con mình. Ánh mắt chị khi kể cứ sáng lên lấp lánh hạnh phúc rạng ngời. Chị nói
-
Nếu mà cô có biết ai ở trong Omo, cô gửi lời cám ơn ảnh chỉ dùm tui. Tui mang ơn lắm! Không có chương trình đó, không biết tới bao giờ tui mới về quê.
Tôi xin gửi gắm lời cảm ơn của một trong 5.000 người khó khăn đã được nhãn hàng giúp đỡ, tặng vé xe và tổ chức xe đưa họ về quê ăn Tết. Lời cảm ơn mà chị Hảo nhờ tôi nói với “anh chị trong Omo”, có thể ngôn từ rất thô kệch, nhưng nếu mọi người có thể ngồi trước mặt chị lúc ấy, nhìn thấy từng cái hươ tay của chị, cái cười giòn, cái dậm chân của chị, mới thấu hiểu được niềm vui mừng hạnh phúc của người tha hương lâu năm.
Đã lâu rồi, tôi mới nể phục một chương trình xã hội của một nhãn hàng như thế. Có thể nói, Omo không chỉ quảng bá được thương hiệu, mà ý nghĩa còn nhân văn vô cùng, đem lại niềm vui cho hàng nghìn người, giúp đỡ hàng nghìn số phận, trải rộng tình người ra khắp đất nước.