Không phải người mẹ hiện đại nào cũng có cơ hội để dạy con các vấn đề về xã hội, các bài học yêu thương con người bởi chính người lớn đây còn khó khăn trong việc đó. Khi cuộc sống trở nên quá nhiễu nhương, chính niềm tin của người lớn còn bị bào mòn, những bài học về đề phòng trộm cướp, lừa đảo, hẳn là phải nhiều hơn gấp nhiều lần những bài yêu thương, tin tưởng, giúp đỡ người khác.


Em cũng là mẫu người đa nghi các mẹ ạ vì hay xem tin tức thời sự, cái gì cũng lo cũng sợ nên cũng toàn dạy con đề phòng như thế. Cho đến hồi trước tết, con ở trường về và khoe những bức tranh rất đẹp con vẽ. Em cứ nghĩ là tiết học vẽ bình thường thôi, cho đến khi con hỏi:


-
Mẹ ơi, mẹ có biết xung quanh nhà mình có ai khó khăn, muốn về quê ăn tết mà không có tiền mua vé xe không ạ?


Em giật cả mình.


Con em năm nay mới tám tuổi thôi các chị và gia đình em là gốc thành phố luôn. Thế nên chuyện đột nhiên con em hiểu về cuộc sống xã hội, chuyện vé xe, chuyện về quê ăn tết khiến em vừa thấy lạ vừa hoang mang. Em gặn hỏi con, có phải ai đã dạy con về lấy tiền để cho họ không. Thì khi con giải thích, em mới thấy tự hổ thẹn vô cùng.


Con nói, trong tiết chào cờ sáng đầu tuần, đã được nghe thầy cô kể về nhiều hoàn cảnh rất đáng thương cảm trong xã hội. Mẹ có biết không? Có những cụ ông cụ bà, bán đồ ăn vặt, đồ chơi, đã hơn mười năm rồi chưa được về nhà. Nếu con không được về nhà một ngày thôi con đã muốn khóc rồi. Con sẽ giúp cho các ông bà, cô chú, được về quê ăn tết mẹ à!


webtretho


Thì ra, những gì mà con nói, chính là một chương trình vô cùng nhân văn, sâu sắc nghĩa tình do nhãn hàng Omo tổ chức. Omo thực hiện song song hai việc, một là trao tặng 5.000 vé xe Tết cho các hoàn cảnh khó khăn được về nhà, tận hưởng không khí tết đầm ấm. Hai là, phát triển lòng trắc ẩn của trẻ nhỏ, tổ chức cuộc thi vẽ thiết kế vé xe buýt “VÉ TẾT ĐOÀN VIÊN”, những bài đẹp nhất sẽ được in làm vé xe thật để người về quê ăn tết cầm trên tay niềm gửi trong hy vọng, lời chúc hạnh phúc, ấm no từ các bé.


Cũng từ hôm ở trường về đó, con lúc nào cũng hí hoáy vẽ, những bức tranh về mùa xuân, về Tết, những lời chúc ngô nghê con cứ thế viết ra. Em ở vai trò làm mẹ, nhìn con dốc lòng vì cộng đồng như thế, cũng tự hổ thẹn mà suy ngẫm.


Trước cổng trường học của con, đứng chờ đón bé, có bao nhiêu người buôn gánh bán bưng, liệu họ có được về quê ăn tết? Những người bán vé số, bán báo, bán bánh dạo ở các con đường, công viên, ngã tư, họ có được vào danh sách may mắn 5.000 người được Omo giúp đỡ? Nếu lỡ như những chiếc vé hãy còn trống mà người cần thì chưa biết, liệu có phải rất uổng phí hay không? Liệu có ai đang cần mà chưa biết về chương trình này không?


Thế rồi con chẳng bảo mẹ, mẹ chẳng bảo con, mỗi người một việc. Con thì cứ vẽ, mẹ thì đi đâu thấy có người lam lũ thì ngoài mua ủng hộ, còn hỏi han xem quê nhà ở đâu, bao lâu rồi chưa về, và đưa thông tin về chương trình.



webtretho



Chương trình Omo “VÉ TẾT ĐOÀN VIÊN” dĩ nhiên không phải là chiến dịch đầu tiên của nhãn hàng này, nhưng em nghĩ rằng đây là chiến dịch ý nghĩa và thành công nhất. Khi nhìn con hí hoáy ngồi vẽ tranh, em tự hỏi làm sao những bài đạo đức, những câu dạy sáo rỗng có đủ động lực để định hướng tâm hồn và góc nhìn của con như thế này? Lòng trắc ẩn, tình yêu thương, tình người, có những giá trị đạo đức mà ngay cả người lớn chúng ta cũng phải học hỏi lại từ đầu chứ đừng nói là con trẻ. Quả thật, Omo đã tạo nên một chương trình, đem lại một thông điệp, một bài giảng quá quý báu cho con, cho mẹ, cho tất cả mọi người.


Ngày mà những chuyến xe của VÉ TẾT ĐOÀN VIÊN khởi hành. Em cố tình chở con ra để con nhìn thấy các cô chú, ông bà xa quê, đang hào hứng vui vẻ thế nào ngày được trở về nhà. Hai mẹ con cứ ngồi trên xe máy như thế, chẳng nói gì. Nhưng em có những chiêm nghiệm của riêng mình và em tin con em qua chuyện này cũng đã trưởng thành lên rất nhiều. Những chiếc xe lớn màu đỏ từ từ lăn bánh, bên cổng là tiếng người hò reo, tạm biệt, í ới nhộn nhịp một góc đường. Đây có lẽ là cái Tết ý nghĩa nhất của con em, và cũng là của em.