Đọc bệnh cho bé qua…”sản phẩm đầu ra”



Trẻ sơ sinh không biết nói để báo cho cha mẹ biết về bệnh tình của mình nhưng chúng luôn để lại những “dấu hiệu”. Ẩn trong “out-put” của trẻ ở mỗi chiếc bỉm mẹ thay là rất nhiều thông tin về tình trạng sức khỏe của con. Trên thực tế, có không ít bậc cha mẹ dành phần lớn thời gian để “phân tích” màu sắc và hình dạng phân mỗi khi con đại tiện. Vậy phân như thế nào là bình thường? Khi nào trẻ bị táo, tiêu chảy hay cần gặp bác sĩ? Xin mách mẹ cách đọc bệnh cho con qua “out put” cực hay.



Màu sắc của phân





– Trẻ bú sữa mẹ: Phân màu xanh đậm, vàng sang màu vàng-xanh, phân có hạt “hoa cà hoa cải” là đặc trưng với trẻ sơ sinh bú sữa mẹ. Nếu trẻ bú mẹ đi ngoài phân có màu xanh sáng và bọt, hơi lỏng và nhớt như tảo biển chứng tỏ mẹ đã cho con bú quá nhiều sữa đầu loại sữa ít calo và các chất dinh dưỡng. Để khắc phục điều này, mẹ cần cho trẻ bú lâu hơn, bú hết mỗi bên ngực để trẻ có thể ăn được sữa cuối. Ngoài ra trước khi cho con “ti” mẹ có thể vắt bớt tầm 10ml sữa đầu.


– Đối với trẻ bú sữa công thức: Phân của bé có màu nâu trung bình, vàng nâu hay xanh nâu. Lý do là vì khi bú sữa bột trẻ sơ sinh có thể tạo ra phân có ánh màu nâu và nhão. Mùi phân của trẻ cũng sẽ khó chịu hơn phân của bé bú mẹ nhưng không bằng phân của trẻ đã ăn dặm. Mẹ hoàn toàn có thể nhận ra sự khác biệt này.


– Khi trẻ chuyển sang ăn dặm: phân sẽ có màu nâu tối.


– Phân đen: Nếu mẹ cho con bổ sung sắt, phân của bé có thể chuyển từ màu xanh đậm sang đen nhưng điều này là hoàn toàn bình thường. Chỉ khi mẹ không cho con bổ sung sắt mà phân của bé vẫn có màu đen thì mới cần hỏi ý kiến bác sĩ dinh dưỡng.


– Phân màu da cam: xuất hiện khi thức ăn không tiêu hóa được pha trộn với nhau.


– Phân có nhiều màu sắc và khối: Một số loại thức ăn không tiêu hóa được trong ruột của bé có thể “ra ngoài” với nguyên hình dạng và màu săc. Điều này là hoàn toàn bình thường bởi ở trẻ nhỏ, hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, dạ dày thường không hấp thụ hoàn toà
n lượng thức ăn bé ăn vào. Mẹ nên giảm khẩu phần ăn cho con để tránh hại dạ dày sau này.


– Phân dính màu đỏ: Khi đã loại trừ khả năng mẹ cho con ăn các loại thực phẩm có màu đỏ như canh rau dền, củ cải đỏ hay dưa hấu, cà chua….mà phân của bé vẫn
có màu đỏ. Đó có thể là dấu hiệu con đi tiêu ra máu.


Nếu phân bình thường dính máu đỏ tươi: bé có thể gặp rắc rối với việc tiêu hóa protein sữa.


Phân táo bón dính máu: thường do một ít máu chảy trong hậu môn h
ay trĩ nhỏ


Phân tiêu chảy dính máu có thể chỉ ra một nhiễm trùng do vi khuẩn


Phân của bé bú sữa mẹ có máu màu đen thẫm như hạt vừng: Có thể bé đã nuốt phải máu của mẹ khi mẹ đang bị nứt hay chảy máu đầu ti. Máu này đã được tiêu hóa nên chuyển sang màu đen hoặc đỏ thẫm.


– Trường hợp báo động: Trong trường hợp mẹ thấy trẻ đi tiêu phân hoàn toàn máu đen, hay đỏ toàn bộ, hãy lập tức liên hệ với bác sĩ bởi đây là những dấu hiệu cho thấy các vấn đề nghiêm trọng về đường ruột. Hay nếu phân có màu trắng bợt như đất sét, trẻ rất có thể đang mắc các bệnh về gan hoặc túi mật.



Con có đang bị táo bón?



Hầu hết các bậc cha mẹ đều lo ngại
khi thấy con căng thẳng, rặn tiểu đến đỏ cả mặt tức là bé đang bị táo bón. Điều này không đúng. Trẻ sơ sinh chỉ đơn giản là chưa biết cách phối hợp co thắt các cơ bụng để đẩy phân ra ngoài. Hơn nữa bé cũng không có trọng lực giúp như khi người lớn ngồi nên gây ra tình trạng khó khăn khi đi tiêu.


Táo bón không phải là con không đi ngoài được mà là khi con đi tiêu, mẹ sẽ thấy phân của bé thành dạng khuôn, cục cứng và rắn, màu đen. Điều
này chỉ ra rằng bé đang bị mất nước và mẹ cần nhanh chóng bổ sung nước đầy đủ cho con.


Dấu hiệu gì chứng tỏ bé bị tiêu chảy?


Ở trẻ em, tiêu chảy là bệnh lý rất hay xảy ra. Phân của trẻ bị tiêu chảy thường ở dạng lỏng, xì xoẹt toàn nước có màu vàng, xanh hoặc nâu. Thường phải thay từ 2-3 tã đầy chỉ trong vòng vài tiếng và kéo dài liên tục vài ngày.


Tiêu chảy là dấu hiệu của nhiễm trùng hay dị ứng mà nếu kéo dài có thể gây mất nước cho bé. Khi nhận thấy các dấu hiệu của tiêu chảy, mẹ cần lập tức bù nước cho con và tiếp tục cho bé ăn theo chế độ đầy đủ dinh dưỡng, không được cắt bữa bỏ bữa. Trẻ dưới 3 tháng tuổi nên được bác sĩ thăm khám nếu bị tiêu chảy.


Dấu hiệu bệnh của bé thường được thể hiện qua
phân và nước tiểu. Mẹ nên thường xuyên để ý đến màu sắc cũng như tần suất đi vệ sinh của bé để có thể “đoán” bệnh kịp thời nhé.



Nguồn: dayconhay.com