Trẻ bị nhiệt miệng khá phổ biến và thường tái đi tái lại nhiều lần. Điều này khiến cho bé trở nên khó chịu, quấy khóc, bố mẹ cũng vô cùng lo lắng. Và đây là một số biện pháp có thể áp dụng khi trẻ bị nhiệt miệng để giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn và nhanh khỏi.
Trẻ bị nhiệt miệng có thể tái đi tái lại nhiều lần gây đau và khó chịu cho trẻ.Do chức năng miễn dịch suy giảm
Bệnh tật, căng thẳng, ăn uống thiếu chất… khiến cho hệ miễn dịch của bé bị suy giảm. Khi sức khỏe yếu sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công và gây nhiệt miệng
Tổn thương niêm mạc
Niêm mạc bị tổn thương do cọ xát khi đánh răng, do bé ngậm vật sắc nhọn, vô tình cắn vào má môi làm rách niêm mạc miệng…
Rối loạn bài biết bên trong
Trẻ bị nhiệt miệng còn có thể do bị dị ứng với thuốc và thực phẩm. Nếu cho trẻ ăn quá nhiều thực phẩm cay, nóng, đồ chiên béo nhiều dầu mỡ… gây nóng trong người và sinh ra nhiệt miệng.
Trẻ bị nhiễm khuẩn
Một số loại vi khuẩn và nấm xâm nhập vào cơ thể, làm mất cân bằng sinh học. Khi trẻ bị nhiễm có thể dẫn tới nhiệt miệng.
Những vị trí thường xuyên xuất hiện nhiệt miệng.Ở trường hợp trẻ bị mắc một số bệnh khiến gan bị yếu, tổn thương gan… thì chức năng lọc động tố có tại của gan cũng bị ảnh hưởng. Những độc tố như asen hay chì không được lọc hết, tích tụ lâu ngày ở niêm mạc miệng có thể gây nhiệt miệng.
Thiếu chất
Trẻ bị nhiệt miệng cũng có thể do bị thiếu hụt các chất như sắt, vitamin C, vitamin B12, kẽm…
Dấu hiệu nhận biết trẻ bị nhiệt miệng
Trong miệng trẻ xuất hiện các đốm trắng hình tròn hoặc hình bầu dục, kích thước lúc mới nổi 1 – 2mm, sau có thể lớn tới 8 – 10mm.
Sau vài ngày, các đốm này vỡ bọc nước và gây viêm loét miệng.
Trẻ bị nhiệt miệng sẽ biếng ăn, quấy khóc cho đau.
Miệng chảy nhiều nước dãi
Sốt, nổi hạch ở cổ, nướu răng bị sưng và chảy máu nếu viêm nặng.
Chăm sóc khi trẻ bị nhiệt miệng
Đảm bảo vệ sinh răng miệng cho trẻ để hạn chế nhiệt miệng và có bị cũng nhanh khỏi.Đối với trẻ lớn, đánh răng 2 lần/ ngày vào sáng và tối với kem đánh răng dành riêng cho trẻ. Súc miệng bằng nước muối sinh lý.
Chế độ ăn uống hợp lý
Đối với trẻ còn bú mẹ: Cho trẻ bú theo nhu cầu. Mẹ cũng nên hạn chế ăn những thực phẩm hay các loại gia vị cay, gây nóng cho cơ thể.
Đối với trẻ đã ăn bổ sung: Nên chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày; cho trẻ ăn những món lỏng dễ ăn, không bị cạ vào vết loét như cháo, sữa, súp; hạn chế gia vị; cho trẻ uống nhiều nước, ăn uống đầy đủ các chất như rau quả, vitamin, khoáng chất; không cho trẻ ăn nhiều đồ dầu mỡ, cay nóng, nước ngọt…
Dưới đây là một số cách để phòng trẻ bị nhiệt miệng
Hạn chế tiếp xúc với các chất gây dị ứng: Tránh cho trẻ tiếp xúc với những chất làm kích thích nhiệt miệng, chẳng hạn như thức ăn cay nóng, giấm và các chất tạo màu nhân tạo.
Đảm bảo vệ sinh sạch sẽ: Chăm sóc vệ sinh miệng hàng ngày, đặc biệt là sau khi ăn và trước khi đi ngủ, để loại bỏ vi khuẩn và các chất gây viêm nhiễm.
Đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng: Bổ sung cho trẻ một chế độ ăn cân đối và đủ dinh dưỡng, bao gồm các loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất, để tăng cường hệ miễn dịch và giảm nguy cơ nhiễm trùng miệng.
Hạn chế stress: Trẻ bị stress có thể dễ bị nhiễm vi khuẩn gây nhiệt miệng. Hãy tạo một môi trường yên tĩnh và thoải mái cho trẻ, hạn chế các tình huống gây stress như cãi vã gia đình hoặc áp lực học tập quá đà.
Tránh tiếp xúc với người nhiễm vi khuẩn: Nhiệt miệng có thể lây lan từ người này sang người khác qua viên nước bọt, nước bọt hoặc vi khuẩn trên các vật dụng cá nhân. Hãy tránh cho trẻ tiếp xúc với những người nhiễm nhiệt miệng và đảm bảo vệ sinh tay sạch sẽ.
Điều chỉnh nhiệt độ và độ ẩm trong không gian: Khi không gian quá nóng và khô, nhiệt miệng có thể xuất hiện dễ dàng hơn. Hãy đảm bảo nhiệt độ và độ ẩm trong nhà đúng mức để hạn chế nhiệt miệng.
Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Đưa trẻ đi kiểm tra sức khỏe định kỳ và thăm khám nha khoa. Việc này giúp phát hiện và điều trị sớm các vấn đề sức khỏe miệng, giảm nguy cơ nhiễm trùng và nhiệt miệng. Ngoài ra, nếu trẻ bị nhiệt miệng, nên tìm sự tư vấn và hướng dẫn từ bác sĩ hoặc nhà chuyên môn y tế để điều trị và giảm đau cho trẻ.
Dùng xịt họng Larigas có tác dụng bảo vệ và tái tại niêm mạc giúp nhiệt miệng được giảm hiệu quả hơn.
Khi trẻ bị nhiệt miệng, phụ huynh cần đưa con đi khám và sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Không nên tự ý mua thuốc uống hay thuốc bôi chữa nhiệt miệng, tránh trường hợp không những không khỏi mà bệnh càng nặng thêm. Nếu trẻ bị nhiệt miệng kèm các triệu chứng như sốt, phát ban… thì nên đưa đến cơ sở y tế ngay.https://duocsaomai.vn/cham-soc-dung-cach-khi-tre-bi-nhiet-mieng.html