Tình trạng trẻ 3 tuổi ngủ ra nhiều mồ hôi là vấn đề được nhiều ba mẹ quan tâm. Vậy trẻ 3 tuổi đổ mồi hôi đầu khi ngủ có nguy hiểm không? Hãy tìm hiểu thông tin ở bài viết dưới đây!


Tìm hiểu nguyên nhân trẻ 3 tuổi đổ mồi hôi đầu khi ngủ

hình ảnh

Nhiệt độ phòng quá nóng


Đây là nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng tới giấc ngủ của bé. Nếu ba mẹ để nhiệt độ quá cao sẽ khiến thân nhiệt bé tăng. Từ đó bé sẽ mồ hôi đầu hoặc các bộ phận khác trên cơ thể.


Hệ thần kinh của bé chưa được hoàn thiện


Một trong những lí do khiến trẻ 3 tuổi đổ mồi hôi đầu khi ngủ có thể do hệ thần kinh của bé chưa hoàn thiện. Nếu ở người lớn, nếu nhiệt độ quá nóng thì các tế bào và dây thần kinh sẽ điều khiển cơ thể giảm bớt nhiệt độ xuống. Tuy nhiên ở trẻ nhỏ thì các chức năng này chưa được hoàn thiện. Từ đó làm cho bé toát mồ hôi nhiều hơn.


Bé có vấn đề về bệnh tim


Tình trạng trẻ 3 tuổi đổ mồi hôi đầu khi ngủ cũng như lúc chơi ban ngày có thể nguyên nhân từ bệnh liên quan tới tim. Cụ thể, đó là biểu hiện của bệnh tim bẩm sinh. Do tim bé không được khoẻ nên làm hoạt động bơm máu cho cơ thể tốn nhiều sức lực hơn. Từ đó cơ thể bé sẽ mệt hơn, dễ ra nhiều mồ hôi.


Bé gặp tình trạng tăng tiết tuyến mồ hôi


Nguyên nhân tiếp theo các chuyên gia cho biết bé 3 tuổi ra nhiều mồ hôi khi ngủ là do chứng tăng tiết tuyến mồ hôi. Biểu hiện là dù bé ở không gian mát mẻ thì vẫn ra nhiều mồ hôi hơn bình thường. Tuy nhiên tình trạng này sẽ dần tự khỏi khi bé trưởng thành.


Bé bị thiếu hụt vitamin D


Các chuyên gia cho biết, thiếu hụt vitamin D là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới bé đổ mồ hôi đầu khi ngủ. Điều này sẽ khiến cơ thể bé không hấp thụ được canxi tối ưu.Từ đó gây ra tình trạng còi xương, suy dinh dưỡng. Đi kèm với đó chính là các dấu hiệu trẻ kém ăn; còi xương; thiếu chiều cao; ốm vặt….


Trẻ 3 tuổi đổ mồi hôi đầu khi ngủ khi nào thì nguy hiểm?


Mặc dù tình trạng trẻ đổ mồi hôi đầu khi ngủ khá phổ biến và không có gì đáng lo ngại. Tuy nhiên nếu bé ra quá nhiều mồ hôi có thể báo hiệu cơ thể bé đang gặp phải vấn đề nào đó. Nếu ba mẹ thấy bé ngủ không sâu giấc, ngủ chập chờn, không ngon giấc, kéo dài liên tục… thì có thể cơ thể đang báo hiệu một tình trạng nguy hiểm nào khác.


Các chuyên gia khuyên rằng, khi thấy bé ra nhiều mồ hôi khi ngủ kèm theo các biểu hiện dưới đây; ba mẹ hãy cho bé tới các cơ sở y tế gần nhất để xử lí kịp thời:

  • Bé có dấu hiệu thở hổn hển, khò hè và khó thở
  • Cơ thể bé mệt mỏi, kéo dài nhiều ngày liển.
  • Bé quấy khóc, chán ăn, ngủ không sâu giấc.
  • Bé gặp phải tình trạng tiêu chảy, nôn mửa

Biện pháp hạn chế tình trạng trẻ đổ mồi hôi đầu khi ngủ


Để giúp ngăn ngừa tình trạng trẻ 3 tuổi đổ mồi hôi đầu khi ngủ, ba mẹ hãy chú ý một số điểm dưới đây:

  • Tạo môi trường ngủ thoáng mát, nhiệt độ vừa phải; giữ cho cơ thể bé luôn mát mẻ
  • Cho bé mặc quần áo rộng rãi, mỏng nhẹ, có khả năng thấm hút tốt.
  • Không nên mặc quá nhiều quần áo, đắp chăn quá dày cho bé khi ngủ.
  • Hạn chế để bé chơi đùa, vận động quá mức trước giờ ngủ
  • Đảm bảo cung cấp đầy đủ cho bé các chất dinh dưỡng; xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh.
  • Sử dụng khăn mềm lau dể tránh bé bị nhiễm lạnh.
  • Cho bé uống đủ nước, ăn nhiều trái cây để cân bằng nhiệt.

Ngoài ra, như đã nói ở trên, sự thiếu hụt vitamin D chính là nguyên nhân tiềm ẩn khiến trẻ 3 tuổi đổ mồi hôi đầu khi ngủ. Do đó, ngay từ giai đoạn sơ sinh, ba mẹ hãy chú ý bổ sung đầy đủ hoạt chất này cho bé. Chúng sẽ giúp cơ thể bé hấp thụ canxi và phốt pho tối ưu. Ba mẹ hãy ưu tiên lựa chọn vitamin D3 nhỏ giọt cho trẻ sơ sinh. Với các sản phẩm dùng cho bé, các mẹ nên tìm hiểu kĩ thông tin thành phần và hàm lượng, lựa chọn dạng bào chế phù hợp giúp bé hấp thụ dưỡng chất nhanh chóng và tối ưu hơn. Cơ thể bé vừa khoẻ mạnh, ba mẹ cũng an tâm về hành trình phát triển của bé.