Bé biếng ăn chậm lớn là nỗi lo muôn thuở của các ông bố bà mẹ. Vậy, vì sao bé biếng ăn chậm tăng cân? 5 lý do khiến bé biếng ăn, chậm tăng cân dưới đây mẹ đã biết chưa?
1. Bé biếng ăn do hệ tiêu hóa còn non yếu
Một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng trẻ biếng ăn chậm lớn là do hệ tiêu hóa của bé hoạt động không tốt. Tình trạng rối loạn co bóp dạ dày và loạn khuẩn đường ruột sẽ khiến bé cảm thấy buồn nôn, đau bụng, táo bón hoặc tiêu chảy… Hệ tiêu hóa không ổn định ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình ăn uống hằng ngày của con.
Cách khắc phục:
- Bố mẹ chỉ nên cho trẻ ăn uống với lượng thức ăn hợp lý, thức ăn cho trẻ cần đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Bổ sung men vi sinh chứa lợi khuẩn Probiotics và chất xơ hòa tan để hỗ trợ trẻ tiêu hóa tốt. Từ đó ăn ngon và chóng lớn
- Song song với đó, bố mẹ cần cho trẻ ăn thức ăn mềm, dễ nuốt, dễ tiêu hóa… để cung cấp đủ dinh dưỡng cho trẻ vừa khắc phục tình trạng biếng ăn.
2. Trẻ biếng ăn do yếu tố tâm lý
Nhiều cha mẹ ép trẻ ăn bằng cách đánh mắng, la hét… và đôi khi lượng thức ăn cha mẹ yêu cầu là quá mức so với sức ăn của trẻ khiến trẻ ăn hay ngậm, nôn ói hoặc chống đối. Về lâu dài trẻ sẽ sợ ăn, tìm cách lẩn trốn khi đến giờ ăn và dẫn tới chứng biếng ăn.
Ngoài ra, trẻ có thể đột ngột biếng ăn nếu thay đổi môi trường, giờ ăn, nơi ăn, người cho ăn…. Nhất là những trẻ phải xa bố mẹ, ông bà,… sẽ bị thay đổi tâm trạng, hờn dỗi và không bỏ ăn.
Cách khắc phục:
- Trẻ chỉ ăn lượng thức ăn phù hợp, ép bé ăn quá no sẽ ảnh hưởng không tốt tới đường ruột.
- Nên tạo không khí vui vẻ khi cho bé ăn. Mỗi khi bé ăn ngoan mẹ hãy khen bé, vỗ tay sẽ tạo động lực khiến bé thích ăn hơn.
3. Trẻ biếng ăn do khẩu phần ăn thiếu chất hoặc ăn dặm quá sớ
Nhiều bố mẹ cho trẻ ăn dặm quá sớm hoặc khẩu phần ăn thiếu cân đối dinh dưỡng như chỉ ăn thiên lệch một nhóm thực phẩm khiến cơ thể trẻ bị thiếu dưỡng chất, làm chậm quá trình chuyển hóa thức ăn. Ngoài ra, nếu chế độ ăn hằng ngày của bé thiếu kẽm và selen sẽ khiến trẻ lười ăn, hạn chế hấp thu dinh dưỡng; thiếu chất xơ khiến trẻ bị táo bón, chướng bụng tới chán ăn hoặc thiếu đạm khiến trẻ chậm tăng cân.
Cách khắc phục:
- Chỉ nên cho trẻ ăn dặm khi bé đã được đủ 6 tháng tuổi
- Cung cấp đủ 4 nhóm dinh dưỡng chính vào thực đơn hằng ngày của bé: tinh bột – chất đạm- chất béo – chất xơ.
- Cho bé uống nhiều nước để nâng cao sức đề kháng, giúp tiêu hóa cũng tốt hơn
- Ngoài ra, với những bé lười ăn, khó hấp thu dưỡng chất từ thực phẩm thì mẹ có thể sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ tăng cường sức khỏe, tăng cường đề kháng cho bé. Nhờ đó giúp con luôn được khỏe mạnh và ăn ngon hơn mỗi ngày.
Tuy nhiên, khi lựa chọn được sản phẩm bổ sung cho bé, mẹ nên ưu tiên các sản phẩm chính hãng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi bé dùng thường xuyên. Bên cạnh đó, sản phẩm nên được chiết xuất từ thảo mộc lành tính, đặc biệt là Amomum Fruit giúp hỗ trợ tiêu hóa khỏe mạnh để giúp bé ăn ngon hơn một cách tự nhiên, an toàn và bền vững.
4. Trẻ biếng ăn vì thói quen cho trẻ ăn của mẹ
Tình trạng biếng ăn ở trẻ nhỏ có thể đến từ việc món ăn không được chế biến hấp dẫn hoặc lặp đi lặp lại một món ăn trong nhiều ngày.
Ngoài ra, phụ huynh cho trẻ ăn không có giờ giấc cố định hoặc ăn nhiều quà vặt, bánh kẹo, uống sữa… trước bữa ăn. Việc này khiến bé không cảm thấy đói nên trẻ sẽ ăn ít hoặc không ăn trong các bữa chính.
Hiện nay, có nhiều mẹ thường cho bé vừa ăn vừa xem ti vi, chơi điện tử,… khiến bé không tập trung khi ăn, ăn lâu, gây hiện tượng ngang bụng và bỏ ăn.
Cách khắc phục:
- Chỉ nên cho bé ăn với thời gian tối đa là 30 phút
- Đa dạng cách chế biến và bày biện món ăn của bé thật bắt mắt để kích thích bé ăn ngon
- Lập thời gian biểu cho bé ăn đúng giờ để bé hình thành được thói quen ăn uống khoa học hơn.
5. Bé biếng ăn do bị bện
Một số bệnh lý thường mắc ở trẻ nhỏ như sốt, ốm vặt, sổ mũi, ho, mệt mỏi… dẫn đến hệ quả tất yếu là trẻ không muốn ăn hoặc ăn rất ít.
Cách khắc phục:
- Hãy cho bé những món yêu thích, mùi vị thơm ngon để kích thích, ăn được nhiều hơn trong những ngày bị bệnh. Nên chế biến thức ăn ở dạng lỏng và mềm hơn giúp tiêu hóa dễ dàng.
- Cho bé uống đủ nước, mẹ có thể cho bé uống thêm các loại nước trái cây để bổ sung thêm năng lượng, vitamin và khoáng chất… giúp tăng cường sức đề kháng, nhanh khỏi bệnh hơn.
- Trẻ từ 24 tháng trở lên, nên định kỳ 6 tháng tẩy giun một lần. Bên cạnh đó, cần vệ sinh cơ thể sạch sẽ, chú ý giữ gìn vệ sinh răng miệng ngay từ khi trẻ mới mọc răng mẹ nhé!
Như vậy, bài viết đã giúp mẹ lý giải vì sao bé biếng ăn, chậm tăng cân cũng như đề xuất giải pháp khắc phục hiệu quả nhất. Chúc các bé luôn khỏe mạnh, hay ăn chóng lớn!