Không biết có mẹ nào ở đây cũng đang đau đầu về cách dạy con như em không, chứ em thì em hoàn toàn mệt mỏi mỗi khi phải đối mặt với sự bướng bỉnh của con mình. Thậm chí có nhiều lúc không kiềm chế được hành vi, em đã đánh thẳng tay vào lưng của con vì quá chi là bực mình các mẹ ạ. Đôi lúc thấy đánh con xong, em cũng thấy áy náy nhiều lắm nhưng không bao giờ kiểm soát được mỗi khi con bướng bỉnh, không nghe lời. Bực bội chuyện con cái nên thành ra giữa em và chồng lại hay cãi nhau vì không hợp trong cách dạy con. Thế rồi để cải thiện tình hình trên, vợ chồng em đã tìm đến lớp học tư vấn tâm lý trẻ để tìm ra những điểm chung để về dạy con thì mới phát hiện ra lâu nay mình đã dạy con sai cách các mẹ ạ.


Thôi thì nhân đây, em cũng xin được chia sẻ để các mẹ hạn chế những SAI LẦM trong cách dạy con nha:




Đứng cao hoặc ngồi thấp hơn và chỉ tay vào mặt trẻ


Trẻ nhỏ rất nhạy cảm. Vậy nên khi bố mẹ có tức giận trẻ thì cũng không nên chỉ tay vào mặt trẻ vì điều này càng làm trẻ trở nên ương bướng, chống đối và lì lợm hơn. Cách tốt nhất là bố mẹ nên ở vị trí ngang tầm mắt với trẻ, khi đó năng lượng của cơn giận sẽ bị triệt tiêu và bé dễ lắng nghe hơn. Nếu có thể, bố, mẹ hãy lấy một cái ghế hoặc bế trẻ ngồi trên ghế cao để có thể giao tiếp mắt với nhau dễ dàng.



Tiếp tục la mắng khi trẻ có biểu hiện phản ứng


Nếu muốn trẻ ngoan hơn, bố mẹ nhất định không được tranh luận với trẻ trong những lúc đang nóng. Bố mẹ hãy để cho trẻ thời gian suy ngẫm và hãy ngừng tranh luận, giữ khuôn mặt nghiêm và đừng quan tâm đến hành vi của trẻ. Hãy thử cùng ngồi uống một ly nước với trẻ và phân tích đúng sai cho trẻ nghe. Đối với những trẻ nhỏ quá bướng và quấy khóc thì bố, mẹ nên thể đặt trẻ nằm xuống giường hoặc để người khác bế để hạn chế hết sức có thể những hành vi bướng bỉnh của trẻ.


Nhặt những món đồ bé ném


Nếu trẻ có hành vi ném đồ chơi thì bố mẹ tuyệt đối không được đi nhặt lại cho trẻ vì trẻ sẽ đắc chí với hành động của mình. Nếu việc này được lặp đi lặp lại nhiều lần, chúng sẽ trở thành một thói quen xấu mỗi khi trẻ giận dỗi.


Các chuyên gia tâm lý khuyên bố, mẹ không cần nhặt lên khi trẻ có hành vi này mà hãy đợi cho đến khi trẻ bình tĩnh, sau đó mang thùng giấy ra và bày trò chơi phân loại đồ chơi trên sàn bỏ vào thùng. Dần dần trẻ sẽ bỏ được thói quen xấu đó.


Kéo trẻ dậy khi nằm lăn ra sàn khóc


Trong lúc trẻ đang giận dỗi, bố mẹ đừng cố gắng kéo trẻ đứng lên vì nếu làm như vậy, trẻ sẽ được đà và lấn tới. Khi gặp tình huống ấy thì bố, bố mẹ hãy đợi 1-2 phút tùy vào tình huống và mức độ giận dữ của trẻ. Trước việc học cách điều chỉnh cảm xúc, trẻ đôi lúc bối rối và cần thời gian để bộc lộ. Sau thời gian bộc lộ cảm xúc, bố, mẹ nên nhẹ nhàng ngồi xuống thấp hoặc tựa gối xuống sàn nhà và hỏi: "Con có muốn đứng dậy và nói chuyện?".



Phải công nhận là sau khi thử áp dụng những phương pháp trên, con của em đã trở nên biết nghe lời và ngoan hơn rất nhiều. Đúng là bố mẹ có cực khổ đến cỡ nào mà chỉ cần có con ngoan là mọi mệt mỏi đều xua tan hết. Chúc các mẹ sớm tìm cho mình được một phương pháp dạy con phù hợp nhé.



Xem thêm bài viết liên quan tại đây:


10 cách dạy con càng lớn càng khôn ngoan


Đừng đánh mắng, thay vào đó hãy áp dụng 7 cách phạt con khoa học để trẻ thông minh ngoan ngoãn


Mệt quá, mẹ không kịp ngồi dậy cho con bú, sáng hôm sau đau đớn tột cùng phát hiện con đã lạnh ngắt, ngừng thở từ lâu


Xem thêm clip: