Rã đông thịt bằng nước nước nóng, nấu cháo bằng nước lạnh, pha trà với nước nóng... đây đều là những thói quen của hầu hết các chị em nội trợ. Tuy nhiên, với thông tin gần đây em đọc được thì cách dùng nước nóng hay lạnh trong các trường hợp vừa nêu đều chưa đúng đâu các chị ạ. Các chị xem thử nguyên nhân do đâu và cách nào mới hiệu quả nhất nha!


webtretho




1/ Rã đông thịt



Rã đông thịt bằng nước nóng nhiệt độ cao sẽ vô tình làm thịt mất đi vitamin B và không còn giữ được vị ngọt cũng như độ tươi ngon, vì các mô thịt sẽ cứng lại, chảy nước.Cách đúng là chị em nên cho thịt vào túi và ngâm trong nước lạnh hoặc đặt dưới vòi nước đang chảy.



Khi dùng thịt nấu canh, nhiều chị có thói quen chần thịt qua nước đun sôi, lúc này, nhiệt độ cao sẽ khiến dinh dưỡng chủ yếu trong thịt là Protein biểu bì sẽ co lại và không thể tan trong nước, canh không có độ ngon ngọt từ thịt. Và thay vì dùng nước sôi, chị em nên nên sơ chế rửa thịt bằng nước lạnh nhiều lần trước khi nấu nha.



webtretho


Nước nóng sẽ làm thịt mất chất dinh dưỡng và vị ngon ngọt (Ảnh minh họa)




2/ Làm sạch rau



Hiện nay, việc rau bị phun thuốc trừ sâu rất phổ biến, nếu muốn loại bỏ hóa chất, chị em có thể chần rau qua nước sôi, rồi mới nấu.



3/ Nấu cháo



Nếu muốn cháo không bị dính vào đáy nồi và vẫn giữ được lượng vitamin B1, các chị đừng nên nấu cháo bằng nước lạnh, vì nó có chứa Clo khiến lượng vitamin này bị mất.



4/ Uống nước



Trong việc uống nước hằng ngày, nếu nước lạnh quá, nhiệt độ thấp khiến niêm mạc đường tiêu hóa bị kích thích mạnh dẫn đến tình trạng co thắt đột ngột, có khả năng gây xuất huyết đường tiêu hóa nếu uống thời gian dài.



Trường hợp nước quá nóng, niêm mạc thực quản dễ bị tổn thương, có thể gây ung thư nếu duy trì trong thời gian dài.


Để tránh hai tình huống trên, cách tốt nhất là chị em nên uống nước ấm để đảm bảo nhiệt độ trung bình, không làm các bộ phận trong cơ thể tổn thương.



5/ Uống thuốc khi bệnh



Dùng nước quá nóng để uống thuốc, sẽ khiến cho vỏ nang thuốc dễ tan chảy tạo nên chất nhầy bám ở thực quản, nếu không thì khi xuống dạ dày cũng sẽ bị axit dạ dày làm tan rất nhanh, từ đó thuốc khó phát huy hết tác dụng. Nếu uống bằng nước lạnh thì lại làm thuốc lâu tan, do đó, nên rót một ly nước ấm để uống thuốc chị em nhé!


6/ Pha trà



Không phải tất cả các loại trà đều phải pha bằng nước nóng nha các chị. Như trà ô long già và trà đen dùng nước vừa sôi, vì những loại trà này cần có điều kiện nhiệt độ cao để phá hủy kết cấu, phát tán hương vị đặc trưng của trà.



Còn với trà ô long và trà xanh có vị dịu nhẹ, thoang thoảng nên dùng nước ấm. Nếu nước quá nguội, hương vị của trà sẽ giảm do không thể hòa tan các hợp chất của trà. Ngược lại, nước quá nóng dễ làm trà đắng, chát.


Nếu loại trà nào không pha bằng nước nóng thì nên ngâm trong khoảng 1-3 tiếng hoặc đổ vào bình đậy kín, bảo quản trong tủ lạnh không quá 24 tiếng.



webtretho


Tùy loại trà mà pha bằng nước nóng hay nước ấm để trà có vị đặc trưng (Ảnh minh họa)




7/ Rửa mặt



Một sai lầm nữa trong việc lạm dụng nước nóng, đó là rửa mặt, nếu dùng nước nóng sẽ không thể giữ lại độ ẩm cho da khiến da khô ráp. Tuy nhiên, cũng không nên dùng nước quá lạnh, nhiệt độ thấp làm mao mạch ở vùng da mặt bị co lại, giảm khả năng bài tiết của da.



8/ Đánh răng



Đánh răng cũng phải chọn nhiệt độ nước đúng các chị ạ. Cụ thể, khi dùng nước lạnh, ngà răng dễ bị tổn thương và các chất bảo vệ trong kem đánh răng không thể phát huy tác dụng.


Ngược lại, nếu đánh răng bằng nước nóng, sợi lông bàn chải sẽ mềm làm cho việc vệ sinh răng kém hiệu quả.


Vì vậy, các chuyên gia về kem đánh răng khuyên nên dùng nước ấm do hỗn hợp kem đánh răng có chứa thành phần là chất mài mòn, chất Florua và chất tẩy rửa, những chất này có thể phát huy hiệu quả tối đa ở nhiệt độ khoảng 37 độ C, tức là nước không quá nóng hoặc quá lạnh.


webtretho


Đánh răng bằng nước ấm để giúp kem đánh răng phát huy tối đa tác dụng (Ảnh minh họa)