Bún, phở vẫn là món ăn sáng quen thuộc của cả gia đình em bởi không cần mất công nấu nướng, kéo nhau ra quán gần nhà ăn 20 phút là xong. Thế nhưng, đến giờ thì em mới biết món ăn này cực kỳ nguy hiểm các chị ạ. Bằng chứng là một bài viết trên trang VOV đã từng chia sẻ thông tin: TS. Phạm Thị Việt Hà (Trưởng khoa Tiêu hóa BV Nhi TW) nói mỗi ngày phòng nội soi tiêu hóa tiếp nhận từ 70 - 80 cháu. Tuy nhiên, nhiều lần bác sĩ Hà đã thấy giật mình bởi sợi bún, phở vẫn còn nguyên trong đường tiêu hóa. Theo lý thuyết thì đáng lẽ ra sợi bún, phở phải được tiêu hóa nhanh hơn cơm vì đều là tinh bột.


Cụ thể có trường hợp của cháu Nguyễn Châu A. (Hoàng Mai, Hà Nội) được bố mẹ cho đi kiểm tra lúc 3h chiều khi có biểu hiện đau bụng, buồn nôn. Sau khi nội soi, bác sĩ thấy sợi bún cháu bé ăn từ sáng đến chiều vẫn còn.


Một trong những nguyên nhân khiến sợi bún khó tiêu hóa như vậy em nghĩ là do có hóa chất đấy ạ. Người ta đã tìm thấy chất Tinopal có trong bún. Tinopal là chất dùng trong công nghiệp để sản xuất giấy, vải, mực in, chất tẩy rửa, chất tẩy trắng sản phẩm... Lợi dụng tính chất hóa học của Tinopal, nhiều người dùng nó vào sản xuất bún, phở để làm cho sợi bún, phở nhìn trong, mềm và đẹp mắt hơn. Ngoài ra, hàn the cũng là 1 chất có trong bún. Cả 2 chất kể trên đều cực kỳ nguy hiểm cho sức khỏe, gây suy gan; thận; nôn mửa, ngộ độc, đau bụng hoặc thậm chí là ung thư.


Chính vì thế, em nghĩ chị em ta nên học cách phân biệt bún có hóa chất, tránh rước độc về cho cả nhà.


webtretho


Cách nhận biết bún có hóa chất (hình minh họa - Nguồn internet)



1. Dùng bát nước mắm để nhận biết bún có hóa chất


Cách thử rất đơn giản, các mẹ cho ít bún vào bát rồi đổ nước mắm vào. Nếu là sợi bún sạch, được làm từ gạo thì mắm sẽ ngấm rất nhanh. Ngược lại, bún có hàn the, hóa chất thì ngấm rất ít và lâu, thậm chí, các sợi bún sẽ dần tách nhau ra nhưng vẫn khá khô ráo.


2. Dựa vào màu sắc


Bún nguyên chất, sạch phải có màu trắng hơi ngà ngà giống như màu của hạt cơm khi nấu lên, sợi bún dễ bị nát. Nếu thấy bún trắng trong bất thường, dai thì rất có thể nó đã được thêm chất tẩy trắng, hóa chất vào trong quá trình chế biến. Loại bún này khi để lâu sẽ dần chuyển sang màu xanh và bị khô cứng.


webtretho


Dựa vào màu sắc (hình minh họa - Nguồn internet)



3. Dựa vào độ dính và mùi chua của sợi bún



Bún sạch bao giờ cũng nhuyễn và hơi dính, khi ngửi thấy mùi gạo thơm tự nhiên. Thêm vào đó, bún sạch chỉ cần để ngoài trời từ sáng đến trưa là có mùi chua.


Bún có hóa chất thường không nhuyễn và dính hơn nhiều, khi ngửi và nhai trong miệng thì không thấy mùi vị gì. Đặc biệt, để bún từ sáng đến tối cũng không ôi thiu dù kể cả là nhiệt độ ngoài trời rất nắng nóng.


Nguồn: Thông tin tổng hợp