Bên cạnh những sản phẩm khác thì thuốc tránh thai nội tiết cũng được không ít chị em tin dùng.
Hiện nay, trên thị trường đang xuất hiện không ít các biện pháp phòng tránh có thai ngoài ý muốn như: miếng dán tránh thai, bao cao su, tiêm thuốc tránh thai... nhưng các chị em vẫn đặc biệt dành sự tin tưởng cho thuốc tránh thai nội tiết. Mặc dù phương pháp này cực kỳ hiệu quả, nhưng nó vẫn tồn tại tác dụng phụ. Thế nên, bài viết dưới đây sẽ cho bạn biết chi tiết về những ảnh hưởng mà thuốc tránh thai nội tiết gây ra cho cơ thể.
Thuốc tránh thai nội tiết là gì?
Ngoài những sản phẩm như thuốc tránh thai hằng ngày Mercilon thì thuốc tránh thai nội tiết cũng được khá kha chị em tin dùng.
Sản phẩm này có chứa các dạng tổng hợp của hai loại hormone là estrogen và progesterone (progesterone tổng hợp còn được gọi là progestin). Thuốc tránh thai nội tiết có tác dụng diệt tinh trùng, ức chế rụng trứng, làm teo nội mạc tử cung và làm đặc niêm dịch cổ tử cung để tinh trùng không đi qua được.
Thuốc tránh thai nội tiết được nhiều chị em tin dùng để phòng tránh có thai ngoài ý muốn
Với dòng thuốc tránh thai nội tiết, các chị em cần phải uống 1 viên/ngày trong 21 ngày và sau đó không uống hoặc sử dụng viên thuốc giả không chưa hormone cho 7 ngày tiếp theo. Ở tuần cuối, lượng hormone trong cơ thể bắt đầu giảm xuống và khiến bạn có kinh. Sau khi hoàn thành xong chu kỳ 28 ngày, bạn nên bắt đầu một gói thuốc mới vào ngày hôm sau.
Hiệu quả của thuốc tránh thai nội tiết
Nếu bạn uống đúng cách và nhất quán thì thuốc tránh thai nội tiết sẽ có hiệu quả ngừa thai lên đến 97%.
Ngược lại khi bạn sử dụng thuốc không theo chỉ định, VD: Trường hợp bạn mua gói thuốc mới muộn hơn hoặc bỏ lỡ việc uống thuốc mà không sử dụng biện pháp dự phòng nào khác thì xin chúc mừng, bạn đã có khả năng cao mang thai ngoài ý muốn.
Bạn sẽ có nguy cơ mang thai cao nếu bỏ lơ việc uống thuốc tránh thai nội tiết
Tuy thuốc tránh thai nội tiết là một trong những phương pháp ngừa thai đáng tin cậy nhất dành cho chị em nếu tuân theo chỉ dẫn và không bao giờ bỏ sót viên thuốc nào. Nhưng nó vẫn chưa phải là giải pháp tối ưu nhất cho tất cả mọi người.
Vì thế, nếu bạn nghĩ bản thân sẻ gặp khó khăn khi dùng thuốc tránh thai, lời khuyên chân thành là bạn nên cân nhắc một biện pháp khác như: vòng tránh thai, que cấy, miếng dán tránh thai... và chúng đều rất hiệu quả.
Bài viết liên quan: Tiêm thuốc tránh thai và những mặt lợi hại mà chị em chưa chắc đã biết
Những ảnh hưởng của thuốc tranh thai nội tiết gây ra cho cơ thể
Lưu ý thuốc tránh thai nội tiết đều có những lời ích và rủi ro nhất định. Tuy nhiên, vẫn phụ thuộc vào thể trạng của người sử dụng nên thường xảy ra một số tác dụng phụ sau đây:
Hệ thống sinh sản
Theo tìm hiểu, buồng trứng là nơi sản xuất các nội tiết tố nữ estrogen và progestin. Một trong hai loại hormone này có thể được sản xuất tổng hợp và sử dụng trong các biện pháp tránh thai.
Khi sử dụng biện pháp tránh thai nội tiết, bạn có thể thấy kinh nguyệt ít và ngắn hơn, đồng thời giảm bớt các cơn đau bụng kinh và các triệu chứng tiền kinh nguyệt. Đây cũng là lý do khiến không ít chị em đau đầu do bị rối loạn kinh nguyện khi uống thuốc tránh thai.
Tuy nhiên, thuốc tránh thai nội tiết dựa trên hormone có thể làm giảm nguy cơ ung thư nội mạc tử cung và ung thư buồng trứng. Khi dùng càng lâu thì nguy cơ của bạn càng giảm. Ngoài ra, nó còn giúp hạn chế nguy cơ phát triển của các nan vú hoặc buồng trứng không phải ung thư. Bên cạnh đó, vẫn còn một số tranh cãi cho rằng sử dụng thuốc tranh thai nội tiết làm tăng nguy cơ mắc chứng ung thư vú.
Thuốc tránh thái nội tiết khiến cho kinh nguyệt ít và ngắn hơn
Chưa kể, nó còn phát sinh các tác dụng phụ về sinh sản khi cơ thể bạn đang dần thích nghi với các biện pháp uống thuốc tránh thai nội tiết:
- Mất kinh (vô kinh) hoặc cường kinh
- Một số chảy máu hoặc đốm giữa các kỳ kinh
- Kích ứng âm đạo
- Căng ngực
- Thay đổi trong ham muốn tình dục của bạn
Các tác dụng phụ nghiêm trọng nhưng không phổ biến bao gồm chảy máu nhiều hoặc chảy máu kéo dài hơn một tuần.
Hệ thống tiêu hóa
Sau khi sử dụng thuốc tránh thai nội tiết, một số chị em sẽ có sự thay đổi về cân nặng, đặc biệt là luôn trong trạng thái thèm ăn.
Các tác dụng phụ khác bao gồm: Buồn nôn và đầy hơi, nhưng những tác dụng này có xu hướng giảm bớt sau vài tuần khi cơ thể bạn quen với các hormone bổ sung.
Tuy nhiên, nếu bạn có tiền sử về bệnh sỏi mật thì việc sử dụng thuốc tránh thai nội tiết có thể dẫn đến việc hình thành sỏi nhanh hơn. Một khi bạn bị đau dữ dội, nôn mửa hoặc vàng da và mắt (vàng da), nước tiểu sẫm màu ... cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để thăm khám và điều trị.
Ảnh hưởng làn da
Đối với nhiều người thuốc tránh thai nội tiết có thêm tác dụng giúp làm giảm mụn trứng cá. Nhưng một số khác lại không được may mắn như vậy. Họ có thể bị nổi mụn hoặc không nhận thấy sự cải thiện theo hướng tích cực nào về da. Trong một số trường hợp, biện pháp này còn có thể gây ra các đốm nâu nhạt trên da.
Có thể thấy, cơ thể của mỗi phụ nữ sẽ có mức độ hormone khác nhau đó cũng là lý do khiến cho việc dự đoán tác dụng phụ của thuốc tránh thai nội tiết trở nên khó khăn hơn. Vì thế, nếu bạn cảm thấy bất thường xảy ra trong cơ thể thì hãy tìm đến cơ sở y tế để kịp thời thăm khám và điều trị. Hãy cởi mở và trung thực với những gì đang xảy ra để các bác sĩ có thể dễ dàng trong việc tư vấn và tìm ra phương pháp phù hợp bạn nhé.
Lời khuyên cuối cùng: Cũng giống như các viên uống khác thì thuốc tránh nội tiết không thể giúp ngăn ngừa các bệnh lây qua đường tình dục.
Xem thêm bài viết liên quan tại đây: