Miếng dán tránh thai ngày càng được nhiều phụ nữ lựa chọn để tránh việc mang thai ngoài ý muốn.
Ngoài những biện pháp giúp tránh thai thường biết như dùng viên uống, sử dụng bao cao su..., miếng dán tránh thai đang được nhiều phụ nữ quan tâm vì hiệu quả cũng như cách sử dụng khá dễ dàng của nó. Bài viết dưới đây sẽ giúp chị em có thêm thông tin về cách tránh thai bằng miếng dán nhằm giúp mọi người sử dụng phương pháp này an toàn nhất có thể.
Giới thiệu về miếng dán tránh thai
Miếng dán tránh thai là gì?
Vốn có kích thước nhỏ, chỉ khoảng 4,5cm2 và được dán trực tiếp vào da ở vùng bụng hoặc mông, miếng dán tránh thai lại có tác dụng đặc biệt khi có khả năng giải phóng estrogen và progestin để ngăn ngừa quá trình rụng trứng.
Ngoài ra, miếng dán tránh thai còn giúp làm đặc chất nhầy cổ tử cung, gây khó khăn cho việc tiếp xúc giữa trứng và tinh trùng. Biện pháp tránh thai này có khả năng giúp hạn chế mang thai ngoài ý muốn lên đến khoảng 95% nếu được sử dụng đúng cách.
Miếng dán tránh thai thường được dán ở vùng bụng hoặc mông khi sử dụng
Nếu muốn mang thai, chị em chỉ cần ngưng sử dụng miếng dán mang thai và trứng sẽ rụng trở lại sau khoảng 3 chu kỳ kinh nguyệt.
Ngoài tên gọi là miếng dán tránh thai, dụng cụ này còn có những tên gọi khác như thuốc dán tránh thai, miếng dán da tránh thai, dán tránh thai, miếng tránh thai…
Ưu và nhược điểm của miếng dán tránh thai
- Ưu điểm gồm:
- Miếng dán tránh thai sẽ nằm cố định trên da, hiếm khi bị bong ra, trừ khi bạn dán chưa đúng cách. Thậm chí, có thể dùng miếng dán ngay cả khi đi tắm hoặc chơi thể thao
- Rất dễ sử dụng, không cản trở đến quá trình gần gũi vợ chồng
- Chỉ cần thay đổi miếng dán mỗi tuần một lần, không như sử dụng viên thuốc tránh thai kết hợp là mỗi uống mỗi ngày
- Nếu được dán lại sau 24 giờ, miếng dán vẫn phát huy công dụng.
- Nhược điểm gồm:
- Không có khả năng bảo vệ bạn tránh các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục như khi sử dụng bao cao su
- Dễ bị người khác nhìn thấy và nhận ra
- Trong thời gian đầu sử dụng, dễ gặp tình trạng xuất huyết đột ngột giữa các chu kỳ kinh nguyệt
- Người có làn da nhạy cảm sẽ dễ bị kích ứng ở vùng da sử dụng miếng dán tránh thai
- Nôn, buồn nôn
- Tăng cân nhẹ
- Gây chướng bụng.
Cách sử dụng miếng dán tránh thai
Cẩn thận xé lớp bao đựng miếng dán theo chiều dọc của mép bao, rồi kéo miếng dán ra, bóc lớp áp vào miếng dán và dán miếng dán vào vùng da khô sạch, không có lông trên cơ thể như vùng mông hoặc vùng bụng.
Các bước sử dụng miếng dán tránh thai
Lưu ý những việc sau khi sử dụng miếng dán tránh trai:
- Không để tay chạm vào bề mặt dính của miếng dán để đảm bảo miếng dán được hoạt động tốt nhất khi được dán lên da;
- Không được dán miếng dán lên vú, vùng da đang bị kích ứng, bị trầy xước;
- Không nên trang điểm hoặc dùng kem, phấn phủ lên lớp ngoài của miếng dán hoặc vùng da sắp được dán vì điều này sẽ giảm tính kết dính của miếng dán, ảnh hưởng đến hiệu quả tránh thai.
- Mỗi tuần phải thay miếng dán một lần theo chu kỳ 4 tuần hoặc 28 ngày. Đến tuần thứ 4, không tiếp tục sử dụng miếng dán tránh thai và kinh nguyệt sẽ xảy ra. Sau tuần thứ 4, bạn sử dụng lại miếng dán tránh thai theo như quy trình trước đó.
- Khi tắm rửa, chơi thể thao…, bạn không nên tháo miếng dán tránh thai. Nếu được dán đúng cách, miếng dán sẽ không bị bong tróc do các sinh hoạt hàng ngày.
>>> Có thể bạn quan tâm: Sự thật về uống thuốc tránh thai, biết rồi các mẹ sẽ phải suy nghĩ nhiều
Miếng dán tránh thai phù hợp với đối tượng nào?
Đúng như tên gọi của nó, miếng dán tránh thai sẽ phù hợp với những ai đang có nhu cầu tránh mang thai ngoài ý muốn. Tuy nhiên, trước khi sử dụng biện pháp này, mọi người cũng cần lưu ý cẩn thận để tránh gặp những tác dụng không mong muốn.
Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng
Để đảm bảo an toàn trước khi sử dụng, bạn nên đến thăm khám ở các bác sĩ chuyên khoa vì miếng dán tránh thai không hẳn là phù hợp cho tất cả mọi người. Bạn nên thông báo về tình trạng sức khỏe của mình để bác sĩ giúp bạn chọn biện pháp tránh thai phù hợp.
Các trường hợp nên ngưng sử dụng
Ngưng sử dụng miếng dán tránh thai nếu bạn đang gặp các vấn đề về sức khỏe sau:
- Đang mang thai hoặc có dấu hiệu khiến bạn nghĩ mình có thai.
- Trong thời gian đang cho con bú
- Hút thuốc là và từ 35 tuổi trở lên
- Hơn 35 tuổi và bỏ thuốc là hơn một năm
- Béo phì
- Đang sử dụng thuốc kháng sinh
- Tiểu đường kèm theo các biến chứng hoặc mắc bệnh tiểu đường hơn 20 năm
- Có vấn đề về tim hoặc bệnh ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn máu như huyết áp cao, huyết đông…
- Ung thư vú
- Mắc bệnh về gan hoặc túi mật.
Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng miếng dán tránh thai để đảm bảo an toàn
Miếng dán tránh thai là một trong những cách hiệu quả giúp hạn chế có thai ngoài ý muốn nếu dùng đúng và thích hợp. Tuy nhiên, với những thông tin trên cho thấy không phải ai cũng có thể thích hợp để sử dụng phương pháp này trong việc hạn chế mang thai ngoài ý muốn. Do đó, hãy tìm hiểu thật kỹ và tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng để đạt hiệu quả cao nhất hoặc tìm ra biện pháp tránh thai an toàn cũng như phù hợp cho bản thân.
Xem thêm bài viết liên quan:
Chia sẻ những phương pháp tránh thai hiệu quả nhất
5 ưu nhược điểm của các phương pháp tránh thai, chồng thương vợ phải hiểu cho đúng