Phân biệt bệnh viêm loét dạ dày và bệnh viêm loét hành tá tràng?
Làm sao phân biệt bệnh viêm loét dạ dày và bệnh viêm loét hành tá tràng? Có lẽ chúng ta không ai là không nghe nói tới đau dạ dày, một loại bệnh gần như phổ biến ở nước ta hiện nay. Trong bệnh đau dạ dày thì nhiều người cũng nghe nói đến "viêm loét dạ dày – tá tràng", nhưng nhiều người nghĩ khái niệm này là chỉ một bệnh mà ít ai biết đó là tình trạng tổn thương viêm hoặc loét niêm mạc ở vị trí dạ dày hoặc ở hành tá tràng. Điều đó cũng dễ hiểu vì dạ dày – hành tá tràng là thuật ngữ chuyên môn của ngành y.
Nhưng tại sao lại ghép chung “viêm loét dạ dày – tá tràng” mà không tách ra? Chúng ta cần biết “dạ dày” và“hành tá tràng” nối liền nhau, và những triệu chứng khi bị viêm loét cũng tương tự nhau, việc điều trị cũng không quá khác biệt nên nếu chưa nội soi xác định đúng vị trí và mức độ thì khi có những triệu chứng điển hình, bệnh vẫn được gọi chung là“viêm loét dạ dày – tá tràng”.
I. NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH VIÊM LOÉT DẠ DÀY VÀ BỆNH VIÊM LOÉT HÀNH TÁ TRÀNG
Các nguyên nhân gây bệnh gồm có:
- Chếđộăn uống: Ăn các chất gây kích ứng dạ dày, các món quá chua, cay, nhiều dầu mỡ, ăn uống thất thường, bỏ bữa, ăn ít, thiếu dinh dưỡng kéo dài.
- Stress cơ thể và stress tâm lý: Sau chấn thương, bỏng diện rộng, thường hay lo âu, căng thẳng kéo dài, mất ngủ, thức khuya.
- Chịu ảnh hưởng của tia xạ hoặc do các bệnh khác ảnh hưởng.
- Vi khuẩn, virus hoặc nấm: Thường gặp nhất là vi khuẩn Helicobacter pylori.
- Hóa chất, thuốc: Một số hóa chất ăn mòn như kiềm mạnh hoặc acid mạnh, thuốc lá, cồn, rượu, một số loại thuốc ảnh hưởng đến dạ dày như aspirin, nhóm NSAIDs…
II. PHÂN BIỆT TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH VIÊM LOÉT DẠ DÀY VÀBỆNH VIÊM LOÉT HÀNH TÁ TRÀNG
Triệu chứng của 2 căn bệnh này thoạt nhìn có vẻ giống nhau nhưng thực ra là có rất nhiều điểm khác nhau.
1. Triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày:
Đau vùng thượng vị (vùng bụng trên, ngay phía dưới xương ức), cơn đau âm ỉ hoặc nóng rát. Đau có thể dịu xuống hoặc tăng lên khi ăn uống.
Buồn nôn, nôn, ợ hơi, đầy hơi, chán ăn.
Căng chướng bụng sau khi ăn hoặc khi đói.
Nếu có xuất huyết thìđi cầu phân đen hoặc nôn ra máu, có thểđau dữ dội, giảm huyết áp, da tái xanh, vã mồ hôi, tim đập nhanh…
2. Triệu chứng của bệnh viêm loét hành tá tràng
Đau vùng thượng vị giống như viêm loét dạ dày, có khi nghiêng về phía bụng trên bên phải. Đau nhiều và rát hoặc đau âm ỉ, thường đau lúc đói và có dấu hiệu giảm khi ăn uống.
Buồn nôn, nôn, ợ hơi, đầy hơi, chán ăn.
Các dấu hiệu viêm loét hành tá tràng cũng gần tương tự như viêm loét dạ dày, sự khác biệt lớn nhất làbệnh viêm loét dạ dày có nguy cơ dẫn đến ung thư dạ dày nhưng bệnh viêm loét hành tá tràng thì không dẫn đến ung thư. Rất nhiều các trường hợp viêm (hoặc loét) dạ dày kết hợp với viêm (hoặc loét) hành tá tràng, chỉ khi nội soi xác định được chắc chắn vị trí viêm loét làởđâu.
III. VIÊM LOÉT DẠ DÀY - TÁ TRÀNG GÂY RA BIẾN CHỨNG GÌ?
Viêm loét dạ dày - tá tràng nếu không được điều trị hoặc điều trị không đúng sẽ dẫn đến loét dạ dày - tá tràng, hẹp môn vị, từđó có thể gây xuất huyết dạ dày - tá tràng (hay gặp nhất là xuất huyết tá tràng). Đây là một cấp cứu nội khoa, nếu chậm trễ, tính mạng người bệnh sẽ bịđe dọa. Viêm loét dạ dày - tá tràng có thể gây hẹp môn vị, lúc này, người bệnh luôn bịđau vùng thượng vị, đau âm ỉ, ăn không tiêu, mệt mỏi nên rất chán ăn, da xanh, gầy yếu, nhiều trường hợp phải móc họng để nôn mới thấy dễ chịu (do ứđọng dịch vị và thức ăn). Biến chứng đáng lo ngại nhất là thủng dạ dày. Đây là một cấp cứu ngoại khoa (phải phẫu thuật), nếu chậm trễ sẽ gây viêm phúc mạc dẫn đến sốc nhiễm trùng, nhiễm độc, người bệnh rất dễ tử vong. Nếu loét dạ dày ở vùng tiền môn vị hoặc môn vị hoặc bờ cong nhỏ có thể dẫn đến ung thư.
Để chẩn đoán bệnh viêm, loét dạ dày - tá tràng, cần được khám cẩn thận, tỉ mỉ, đồng thời chụp X quang dạ dày - tá tràng có thuốc cản quang, tốt hơn nữa là nội soi dạ dày với ống mềm có gắn camera, sinh thiết vị trí viêm, loét để xét nghiệm tế bào (tìm tế bào lạ) và tìm vi khuẩn Hp bằng kỹ thuật sinh học phân từ (PCR) làđáng tin cậy nhất.
Khi có dấu hiệu nghi bị viêm loét dạ dày - tá tràng, cần được khám bệnh, trên cơ sởđó sẽđược điều trị theo phác đồ, trong đó sẽ chúýđiều trị căn nguyên do vi khuẩn Hp nếu xét nghiệm PCR dương tính. Bên cạnh đó sẽđược điều trị thuốc chống tiết dịch vị, trung hóa dịch vị, thuốc giảm đau và nâng thể trạng.
IV. NÊN LÀM GÌ ĐỂ PHÒNG NGỪA BỆNH VIÊM LOÉT DẠ DÀY - TÁ TRÀNG?
Nên có chếđộăn, uống hợp lý (không ăn quá chua cay, không nên uống nhiều rượu, bia, không nên ăn nhiều chuối tiêu, cà, dưa muối). Cần ăn chậm, nhai kỹ. Không thức khuya, tránh căng thẳng thần kinh. Với các bạn trẻ, cần có chếđộ làm việc hợp lý. Khi phải dùng các loại thuốc ảnh hưởng đến dạ dày - tá tràng, cần tuân thủ chỉđịnh và tư vấn của bác sĩ khám bệnh cho mình, tránh lạm dụng thuốc giảmđau, chống viêm, hạ sốt. Không nghe theo mách bảo của người không có chuyên môn về y học dùng thuốc không cóđơn, không dùng đơn thuốc của người khác để mua thuốc điều trị cho mình (vì bệnh của từng người có khác nhau do nguyên nhân gây bệnh có thể không giống nhau). Cần vận động cơ thể thường xuyên bằng các hình thức thích hợp nhất cho mỗi một người. Không nên lao động hay tập luyện quá sức.
Trên đây là cách để phân biệt bệnh viêm loét dạ dày và bệnh viêm loét hành tá tràng? Biến chứng và cách phòng ngừa viêm loét dạ dày - tá tràng. Từ xưa các bạn cũng biết các thầy thuốc đã dùng nghệđể chữa các bệnh về dạ dày. Nghệ có chứa thành phần chất chính là Curcumin có hoạt tính chống viêm cấp tính và viêm mạn tính, chống viêm loét dạ dày và chống rối loạn tiêu hóa. Đây cũng là chất chống oxy hóa, làm lành vết thương rất tốt, tăng lượng chất nhầy trong dịch vị, bảo vệ niêm mạc dạ dày, tá tràng. Trong dân gian thường dùng nghệ vàng trộn với mật ong làm thuốc chữa viêm loét dạ dày có tác dụng rất tốt giúp làm giảm các triệu chứng bệnh nhượ chua, đau bụng, ăn không tiêu…
Nhiều công trình nghiên cứu khoa học gần đây đã chứng minh củ nghệ có rất nhiều tác dụng trong hỗ trợ tiêu hóa do thúc đẩy sự co bóp của túi mật nhưng lại không làm tăng tiết axit dạ dày. Tinh chất Curcumin trong củ nghệ cũng ức chếđược các khối u ở bộ phận này. Do đó, nghệ là dược phẩm tốt đối với bệnh nhân viêm loét dạ dày, tá tràng. Nhưng sử dụng nghệ tươi có nhiều bất tiện nên các bạn hãy sử dụng Nghệ Micell ADIVA để chữa bệnh đau dạ dày cho mình.
Công dụng tuyệt vời của Nghệ Micell ADIVA
Nhưđã nói ở trên, nghệ là dược phẩm tốt đối với bệnh nhân viêm loét dạ dày, tá tràng. Và tác dụng thần kỳđó là do trong nghệ có chất Curcumin. Các nhà khoa học đã tinh chế Curcumin từ nghệ. Và thế hệ mới nhất là Nghệ Micell ADIVA. Tinh chất Curcumin có trong Nghệ Micell ADIVA có tác dụng chống oxy hóa, kháng viêm, kháng khuẩn cực mạnh, giúp hỗ trợđiều trị và ngăn ngừa các bệnh về dạ dày.
Nghệ Micell ADIVA được sản xuất theo công nghệ tiên tiến Nano-micelles, giúp tạo ra những hạt phân tử Curcumin với kích thước siêu nhỏ chỉ 30 nm và kết hợp thêm 1 nhóm phân tử micells cóđầu ưa nước, có khả năng hấp thu hoàn toàn vào cơ thể chỉ sau 1 giờ 10 phút, phát huy sinh khả dụng gấp 185 lần so với tinh nghệ thông thường. Một viên tinh chất nghệ ADIVA chứa 720 mg Novasol Curcumin, tương đương 5,5Kg nghệ tươi. Nghệ Micell ADIVA được sản xuất và nhập khẩu 100% từ Cộng hòa Liên bang Đức.
Như vậy các bạn thấy Nghệ Micell ADIVA đã khắc phục nhược điểm hấp thu kém của các sản phẩm thông thường, vượt trội hơn so với các tinh nghệ Nano Curcumin cũ, giúp hỗ trợđiều trị và ngăn ngừa bệnh viêm loét dạ dày. Nếu bạn luôn quan tâm tới sức khỏe của mình, còn chờ gì không nhấc máy gọi tới đường dây nóng: Hotline: 1900 555 552
Nghệ Micell ADIVA sản xuất 100% tại Đức
Hoặc truy cập vào NGHỆ MICELL ADIVA website: adiva.com.vn
Lưu ý: Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.