Nhiều năm trôi qua, Tây Du Ký vẫn là một bộ phim kinh điển được nhiều thế hệ yêu thích, nhất là ở Việt Nam.

Khi còn nhỏ, chúng ta xem bộ phim này thường bị hấp dẫn bởi những phép biến hóa thần thông của Tôn Ngộ Không, những lần trừ yêu diệt quái thú vị của anh ấy. Vậy nhưng, nếu bạn xem lại bộ phim này khi bạn ở độ tuổi trưởng thành, sẽ thấy những điều hoàn toàn khác, đó là những bài học trong cuộc sống được phản ánh rất rõ. Nếu chúng ta suy ngẫm, những bài học đó hoàn toàn có thể áp dụng trong cuộc sống và vẫn rất đúng với thời đại ngày nay.

hình ảnh

Sau 30 lần xem đi xem lại bộ phim này, tôi nhận ra: Có cả EQ lẫn IQ cao nhất nhưng thường không được nhắc tới. Anh ấy mới là người thức thời mà bất cứ ai cũng nên học hỏi.

Cụ thể, trong các đồ đệ của Đường Tăng, Sa Tăng thường là người ít được chú ý nhất. Không siêu phàm như Tôn Ngộ Không, không hài hước như Trư Bát Giới, Sa Tăng trong mỗi tập phim thường chỉ là một nhân vật âm thầm đi sau sư phụ, nhận nhiệm vụ mang hết hành lý.

Khi xem phim, có lẽ nhiều người sẽ nghĩ Sa Tăng nhu nhược, không có tiếng nói. Tuy nhiên, đến khi xem lại Tây Du Ký đến lần thứ 30, tôi bắt đầu chú ý nhiều hơn đến những hành động và lời nói của nhận vật và nhận ra: Anh ấy thực sự tuyệt vời, không hề đơn giản như mọi người nghĩ đâu.

hình ảnh

Sa Tăng, trượng phu giấu mình trong hình ảnh gã hòa thượng bất tài, ba phải.

Thứ nhất: Một người luôn nhận thức rõ ràng vai trò của bản thân trong tập thể

Năm xưa, Sa Tăng vốn giữ chức Quyển Liêm Đại tướng trên thiên đình, nhưng vì lỡ tay làm vỡ chén lưu ly ở Hội Bàn Đào, phải chịu hình phạt bị kiếm đâm vào người mỗi năm và đày xuống sông Lưu Sa làm yêu quái. Ông hiểu rằng, chỉ có hộ tống Đường Tăng đi lấy kinh thành công thì bản thân mới có thể thoát khỏi kiếp nạn. Vì vậy, Sa Tăng luôn đặt lợi ích của tập thể lên hàng đầu, đảm bảo các thầy trò có thể đến Tây Thiên một cách suôn sẻ.

Mặc dù chúng ta thường xuyên thấy Sa Tăng giữ im lặng, hoặc ở trong trạng thái trung lập, nhưng mỗi khi giữa Tôn Ngộ Không và Đường Tăng xảy ra mâu thuẫn gay gắt, nhóm có nguy cơ bị, ông luôn đứng ra để thuyết phục mọi người.

Trong một trường hợp khác, khi đối mặt với Lục Nhĩ Mỹ Hầu - con khỉ 6 tai đóng giả làm Tôn Ngộ Không và trà trộn vào thầy trò Đường Tăng. Nhưng vì con khỉ này có bản tính hung ác, sát sinh, ảnh hưởng đến việc tu thành chính quả của các thầy trò. Sa Tăng lúc này không còn nhu nhược nữa mà sẵn sàng đứng lên, cùng mọi người tiêu diệt hắn.

hình ảnh

Một người luôn biết giữ mình và thể hiện tài năng khi cần thiết, ảnh: DSD

Thứ hai: Một người khiêm tốn, nói ít làm nhiều, biết hạ thấp cái tôi để hòa nhập với mọi người xung quanh

Trên hành trình đi thỉnh kinh, có thể thấy Tôn Ngộ Không rất thích trêu chọc Trư Bát Giới nhưng luôn tôn trọng Sa sư đệ, dù Sa Tăng có vai vế thấp nhất. Bởi vì mỗi lần Ngộ Không làm sai và bị sư phụ niệm chú siết chặt vòng kim cô, Sa Tăng luôn là người đứng ra nói đỡ cho sư huynh. Theo thời gian, Tôn Ngộ Không càng thêm tin tưởng vào sự chính trực và nghĩa khí của Sa sư đệ. 

Bên cạnh đó, mặc dù năng lực của của Sa Tăng không thua kém gì Trư Bát Giới, nhưng Sa Tăng hiểu rằng mình là người cuối cùng tham gia vào đoàn thỉnh kinh của Đường Tăng. Vì vậy, ông luôn tỏ thái độ tôn trọng và khiêm nhường trước hai sư huynh của mình, cũng vô cùng lễ phép với sư phụ.

hình ảnh

4 thầy trò Đường tăng trong một lần hội ngộ ngoài đời thật, ảnh: DSD

Thứ ba: Một người biết “Dĩ hòa vi quý”, tránh những phiền phức không đáng có trong môi trường tập thể

Ở các phân cảnh thầy trò Đường Tăng đối đầu với yêu quái, phần lớn đều là Tôn Ngộ Không nhận trách nhiệm chiến đấu, nếu Ngộ Không gặp sự cố thì Trư Bát Giới sẽ ra trận. Chỉ thỉnh thoảng khi hai sư huynh đều bị yêu quái bắt đi mới đến lượt Sa Tăng ra mặt. Nhiều ý kiến cho rằng Sa Tăng yếu hơn hoặc hèn nhát, tuy nhiên sự thật không phải như vậy.

Trải qua nhiều sai lầm và cả sự trừng phạt trước khi trở thành đồ đệ của Đường Tăng, Sa Tăng đã học được cách suy nghĩ chính chắn và điềm tĩnh hơn trong mọi việc. Đức tính này là một trong những điều đáng học hỏi nhất để chúng ta áp dụng vào đời thật. Người như Sa Tăng sẽ biết dung hòa các mối quan hệ trong cuộc sống, không làm mất lòng người khác và giúp bản thân tránh khỏi những rắc rối, phiền phức.

Không nóng nảy, hấp tấp như Tôn Ngộ Không; cũng không vô lo, vô nghĩ như Trư Bát Giới; Sa Tăng luôn bình tĩnh suy xét cẩn thận mọi việc trước khi hành động. Dù khôn vội vàng ra mặt trong các cuộc tranh chấp, Sa Tăng vẫn luôn kề cận bên cạnh để bảo vệ cho sư phụ, đặt sự an toàn của sư phụ lên hàng đầu và phối hợp ăn ý với các sư huynh trong mọi việc.