Theo bảng xếp hạng mức độ thân thiện với môi trường của các quốc gia được thực hiện bởi tổ chức phi lợi nhuận WorldPopulationReview.com, Việt Nam đứng hạng 1 trong danh sách 10 quốc gia kém thân thiện môi trường nhất năm 2024 với chỉ số hiệu suất môi trường 24.5; theo sau bởi Pakistan và Lào ở vị trị thứ 2 và 3 với điểm số 25.5 và 26.1. 000_1N39IB-scaled.jpg Ngược lại, dẫn đầu các quốc gia thân thiện nhất với môi trường là Estonia với số điểm 75.3.

Vậy chỉ số hiệu suất môi trường của các quốc gia là gì?

Được tổng hợp hàng năm bởi Trung tâm Luật và Chính sách Môi trường của Đại học Yale, Chỉ số Hiệu suất Môi trường (EPI) là một phương pháp thống kê để tính toán tác động môi trường tổng thể của tất cả các chính sách của một quốc gia. Chỉ số Hiệu suất Môi trường năm 2020 xếp hạng 180 quốc gia dựa trên 32 chỉ số hiệu suất liên quan đến sức khỏe môi trường và sức sống của hệ sinh thái, từ lượng ô nhiễm hạt trong không khí và độ tinh khiết của nước uống đến sức khỏe của các đàn cá và quản lý các vùng đất ngập nước. EPI sau đó kết hợp các điểm số này thành một điểm tổng thể duy nhất, dao động từ 100 (tốt nhất) đến 0 (tệ nhất). Những điểm số này cung cấp nền tảng để các chính phủ có thể thấy họ đang tiến gần đến các mục tiêu chính sách môi trường đã được thiết lập như thế nào và thực hiện các chính sách một cách hiệu quả.

Các quốc gia thân thiện với môi trường là những quốc gia thực hiện các quy trình và biện pháp nhằm giảm thiểu tác hại đến hệ sinh thái và môi trường. Thuật ngữ "thân thiện với môi trường" thường được áp dụng cho hàng hóa và dịch vụ, luật pháp, hướng dẫn và chính sách gây ít (hoặc không) tổn hại đến môi trường và hệ sinh thái. Các sản phẩm, quy trình và biện pháp thân thiện với môi trường, không gây hại đến môi trường tự nhiên, giúp bảo tồn tài nguyên như nước và năng lượng, và không góp phần gây ô nhiễm không khí, nước và đất.

Chỉ số Hiệu suất Môi trường của Đại học Yale là một trong những chỉ số môi trường được xem trọng nhất trên thế giới, đo lường 180 quốc gia dựa trên một loạt các chỉ số (58 chỉ số vào năm 2024).

Trước khi chờ đợi sự thay đổi từ cấp chính quyền, liệu mỗi chúng ta có thể làm được gì để góp phần mình vào giữ gìn môi trường sống cho chính bản thân?

https://www.vive.org.vn/tin-tuc/moi-truong/viet-nam-dung-so-1-cac-quoc-gia-kem-than-thien-moi-truong-nhat-2024?