Nếu bạn để ý sẽ thấy xung quanh mình có 1 hiện tượng rất lạ: Những người xuất sắc, trí tuệ thường không thích giao du, khác hẳn với những người tầm trung luôn muốn tụ tập, giao du bạn bè. Bạn có biết vì sao lại như vậy. Tôi vừa đọc được trên báo một bài phân tích rất hay nói về chủ đề này, tôi chia sẻ lại cụ thể bên dưới đây cho mọi người cùng biết nhé!
Thực tế cho thấy: Những người càng giao lưu với bạn bè, mức độ hài lòng trong cuộc sống càng cao. Tuy nhiên, nhiều người có IQ cao và trí tuệ lại thích cuộc sống tương đối cô lập. Với các hoạt động giao lưu, đôi khi khiến họ cảm thấy có chút phiền phức.
Họ có xu hướng suy nghĩ một mình. Với họ, không sa đà vào các hoạt động giao du không có ý nghĩa, không phải là do tính cách lập dị mà bởi họ đã thấu hiểu tường tận sự đời.
01. Không chạy theo đám đông, chọn cách sống khác biệt
Người có tư duy sâu sắc thường không dễ bị cuốn theo đám đông. Bởi họ đã nhìn thấu sự phức tạp, thay đổi của cuộc sống và sự mù quáng chạy theo đám đông của nhiều người. Vì thế, họ thà để mình tránh xa những cuộc giao du đông đúc để sống đúng với mục tiêu, quan điểm của mình, còn hơn lãng phí thời gian vào những mối quan hệ hời hợt và mục tiêu phù phiếm.
Những người thiếu tư duy sâu sắc, không có chính kiến, quan điểm, nguyên tắc riêng sẽ khó có thể tìm được chỗ đứng vững chắc, họ chỉ có thể “đi theo dấu chân của người khác”.
Ngược lại, những người có tư duy sâu rộng thường không thích chạy theo số đông, họ chọn một lối sống khác biệt. Họ suy nghĩ sâu sắc hơn người khác. Với sức mạnh nội tâm vững vàng, họ không cần tìm kiếm cảm giác thuộc về từ việc chạy theo đám đông.
Những người này thường tìm được cho mình con đường riêng, có một cuộc sống thành công nhiều người mong muốn.
2. Tận dụng được giá trị của những khoảnh khắc ở một mình
Đối với những người thông minh, việc tham gia vào những mối quan hệ xã hội thiếu chất lượng không mang lại giá trị bằng việc dành thời gian một mình để phát triển bản thân, tập trung vào những việc quan trọng và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Nhiều khi, trong những khoảnh khắc ở một mình, họ có thể yên tĩnh suy nghĩ, dành toàn bộ thời gian để chăm sóc bản thân, tu dưỡng, làm phong phú thêm tâm hồn.
Nhà triết học người Đức Arthur Schopenhauer đã nói: "Chỉ khi một người cô đơn, anh ta mới có thể trở thành chính mình”.
Những người thông minh, trí tuệ thường dễ nhận ra sức hấp dẫn của sự cô đơn. Họ không giống như những người khác, nghĩ rằng cô đơn là sự thiếu thốn hay sự sợ hãi vì không hòa nhập.
Dù không có ai quan tâm họ, họ vẫn có thể tìm thấy niềm vui từ sự đầy đủ nội tâm của chính bản thân mình.
3. Coi những khoảnh khắc ở một mình là niềm vui nhẹ nhàng, sâu lắng
Trong cuộc sống, nhiều người không hiểu được sự kỳ diệu của những khoảnh khắc cô đơn, khi ở một mình, họ cảm thấy cô đơn, lạc lõng và hoang mang. Vì thế, họ chạy theo những cuộc vui, những sự huyên náo, luân chuyển giữa những ly rượu, nhưng lại đánh mất đi sự bình yên trong lòng.
Người thực sự thông minh lại hiểu rằng ý nghĩa của cuộc sống là biết giữ vững tâm hồn, sống tốt mỗi ngày.
Dù trong cuộc sống bận rộn và tầm thường, họ vẫn sẽ tìm ra một khoảng không gian để thưởng thức sự yên bình.
Trong khi, nhiều người khác lại tìm đến sự náo nhiệt vô nghĩa để trốn tránh cô đơn, họ không nhận ra rằng cách làm này chỉ khiến họ ngày càng trống rỗng hơn.
Hãy rời xa những cám dỗ của danh vọng và lợi lộc bên ngoài, trở về với sự bình yên trong tâm hồn, chăm sóc khu vườn tinh thần của mình và cảm nhận sự yên bình trong cuộc sống.
Bạn sẽ nhận ra rằng, những khoảnh khắc không chạy theo đám đông náo nhiệt lại có thể là những thời gian tự do và đẹp đẽ.
Một tách trà, một cuốn sách, một không gian riêng cũng thể tạo nên cả thế giới của bạn.
Những người xuát sắc, hiểu biết sâu rộng không chạy trốn sự cô đơn, không cố gắng chen lấn vào đám đông. Họ hiểu rõ hơn ai hết rằng không giao du chỉ là sự cô đơn bề ngoài, còn khi cố ép mình chạy theo đám đông thì đó chính là sự cô đơn trong lòng.
Chỉ khi chúng ta học cách hòa hợp với sự cô đơn, dành thời gian cho những điều mình thực sự yêu thích, chúng ta mới có thể tìm thấy niềm vui trong sự cô đơn và giúp bản thân thêm sáng suốt, tỉnh táo hơn.
Tóm lại: Những người có trí tuệ và xuất sắc thường không thích giao du vì họ hiểu giá trị của thời gian và năng lượng. Họ ưu tiên tập trung vào những mục tiêu lớn hơn thay vì các mối quan hệ xã giao hời hợt. Sự cô lập của họ không phải vì kiêu ngạo, mà vì họ tìm kiếm sự đồng điệu về tư duy – điều hiếm gặp. Họ cũng nhận thức rõ rằng, không phải số lượng mối quan hệ, mà chất lượng và sự bổ ích của chúng mới thực sự đáng quý. Sự tĩnh lặng cho họ không gian để phát triển và sáng tạo sâu sắc hơn.