Mọi người có ai từng thắc mắc vợ chồng lúc trẻ thì luôn ngủ cùng nhau nhưng cứ đến tuổi trung niên thì lại tách ra mỗi người ngủ một giường không?
Theo một nghiên cứu trong phạm vi nhỏ cho biết có: 35% những cặp vợ chồng 55 tuổi ngủ riêng, con số này tăng lên đến kinh ngạc là 55% ở độ tuổi 60 và tiếp tục tăng ở các nhóm tuổi sau. Vậy lí là vì sao, nếu bạn cũng đang có cùng thắc mắc này thì hãy đọc tiếp bài viết này đến cuối cùng để có câu trả lời thỏa đáng nhất nhé!
Tuổi trung niên và vấn đề ngủ chung hay ngủ riêng luôn được mọi người quan tâm, ảnh: SĐ
Theo một người trong cuộc chia sẻ chân tình như sau: Khi còn trẻ vợ chồng tôi rất yêu thương, chăm chút nhau. Dù có giận dỗi thế nào thì vợ chồng cũng không bao giờ ngủ riêng. Nhưng từ khi ông bà về hưu, chồng bà nhất quyết đòi sang phòng bên ngủ.
Lúc đó, bà cũng có phần hụt hãng nhưng ông kiên quyết với ý định này và đưa ra lý do là ông hay mất ngủ nên sợ đêm trằn trọc bà lại mất ngủ theo.
Bà tâm sự: “Trước đây, hai vợ chồng ngủ chung, đêm thỉnh thoảng lại có người tâm sự chuyện con cái, chuyện cuộc sống, thấy tình cảm, gần gũi lắm. Giờ mỗi người một giường thấy xa lạ rất nhiều. Nhiều đêm không ngủ được cảm giác cô đơn lắm mà chẳng biết phải làm sao”.
Tuy nhiên, sau một thời gian kéo dài việc ngủ riêng như vậy, bà cũng dần dần quen. Trong khi ban ngày tình cảm của ông dành cho bà vẫn không thay đổi, luôn quan tâm yêu thương chăm sóc nên bà cũng dần chấp nhận để cho ông ngủ riêng cho thoải mái.
Tùy vào từng gia đình, sở thích của từng người mà quyết định có nên ngủ riêng không, ảnh: Sd
Một trường hợp khác là vợ chồng ông Hòa, ở Hà Nội. Vợ chồng ông ngủ riêng đã 1 năm nay, nguyên nhân là ông nghiện thuốc lá, vợ lại sợ khói thuốc, nhà có nhiều phòng nên hai vợ chồng đồng tình ngủ riêng.
Dù đã 50 nhưng ông vẫn còn sung sức, mỗi lần ông khao khát việc “yêu” bèn nhẹ nhàng lần theo hành lang tìm đến phòng vợ.
Trong những lần như vậy, có lúc bất chợt gặp ôsin hay gặp con, ông ngại nên giả vờ ra bếp, sang phòng khách hay đi vệ sinh rồi nhanh nhanh chóng chóng về phòng mình. Còn nếu không gặp ai, đột nhập được vào phòng vợ một cách lặng lẽ thì vợ lại bỏ sách, hạ kính, giương mắt nhìn chồng tỏ vẻ ngạc nhiên “mình muốn lấy gì?”. Mỗi lần như vậy ông cũng ngại ngùng, đành trả lời cho qua loa rồi quay lại phòng mình.
Nhiều lần muốn mà không được, những khi tạo được dịp “yêu” thì vợ lại không tạo điều kiện nên lâu dần lửa tình trong ông cũng tắt.
Có nhiều lí do khiến người trung niên muốn ngủ riêng, ảnh: SĐ
Trên thực tế, có rất nhiều lý do để giải thích cho việc ngủ riêng khi ở tuổi trung niên. Khi về già, đàn ông hay gặp chứng rối loạn chức năng phái mạnh phổ biến ở nam giới là rối loạn nhu cầu sinh lý, chính vì vậy mà ham muốn không còn.
Còn ở phụ nữ, do tuổi mãn kinh làm cho họ giảm ham muốn, đêm mất ngủ, ngày mệt mỏi. Chính vì không còn nhu cầu gần gũi nên vợ chồng không cần thiết phải ngủ chung.
Thêm vào đó là do tiếng ngáy quá to, nghiến răng, mê sảng, nói lảm nhảm khi ngủ, do miệng hôi, mùi rượu hay thuốc lá. Do những khác biệt trong cách sinh hoạt người ngủ sớm người trằn trọc, người nóng người lạnh...
Thực ra, việc ngủ chung hay riêng là vấn đề tế nhị trong đời sống vợ chồng, nhất là những cặp trung niên. Đôi khi còn tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể của mỗi người chứ không có một quy luật nhất định.
Nếu có thể thì vợ chồng cùng bên nhau ban đêm vẫn là tốt nhất, ảnh: DSd
Ngủ riêng hay ngủ chung thì hai vợ chồng cũng nên thẳng thắn trao đổi với nhau. Không dứt khoát phải ngủ chung hay riêng mà hai vợ chồng cần tìm giải pháp tối ưu để có một giấc ngủ thoải mái.
Nếu đối với những người khi mà cuộc sống ngày càng có nhiều áp lực, khi mà vợ chồng cảm thấy việc ngủ chung không còn thích hợp trong việc giữ gìn sức khỏe, hay có một giấc ngủ thoải mái bình an thì hai người nên chọn một số đêm để ngủ riêng là một giải pháp để gìn giữ hạnh phúc vợ chồng, tránh cho cả hai phải “chịu đựng” lẫn nhau một cách không cần thiết.
Dù có ngủ riêng thì vợ chồng cũng vẫn nên duy trì sự quan tâm đến nhau, tránh tình trạng cánh cửa phòng mỗi người luôn đóng kín, coi nhau như người xa lạ.
Lời khuyên của chuyên gia
Theo chuyên gia tâm lý học Đinh Đoàn đưa ra lời khuyên rằng, nếu không phải vì lý do quá cấp bách thì vợ chồng không nên ngủ riêng. Về mặt sinh học, hai người khác giới ngủ chung giường luôn khiến giấc ngủ sâu hơn, trong khi người bạn đời lâu năm còn hiểu những thói quen khi ngủ của bạn, do vậy giúp bạn ngủ ngon hơn.
Khoảng thời gian trước giấc ngủ cũng là thời điểm tốt cho việc chuyện trò trao đổi, giao lưu vì không bị quấy rầy như lúc ban ngày, nhờ đó có thể giải quyết cả những mâu thuẫn vụn vặt vẫn phát sinh trong cuộc sống vợ chồng. Đó cũng là cơ hội để hai người gắn kết yêu thương, làm vơi đi sự cô đơn khi về già.
Và cuối cùng, khi ngủ chung, bạn có thể chăm sóc tốt hơn cho bạn đời, phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường về sức khỏe phát sinh ban đêm, từ đó sơ cứu kịp thời, tránh được những nguy cơ lớn hơn khác. Nếu có người ngủ cùng, cùng quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ thì sẽ tránh rất nhiều điều không may.