Có phải bên nhau càng lâu, tình cảm sẽ càng nhạt dần? Rất nhiều người sau khi kết hôn, phát hiện ra đối phương không còn như trước nữa, luôn cảm thấy bất đồng quan điểm, theo thời gian dường như cả hai không còn có thể trò chuyện được nữa. Nguyên nhân có phải do đã hết yêu? Hay đang thiếu sự san sẻ?
Rất nhiều người sau khi kết hôn, phát hiện đối phương càng ngày càng khó nói chuyện. (Ảnh qua yyredian)Có một cô gái sống rất vui vẻ với bạn trai mình, người bạn trai đối với cô rất tốt, thứ gì cũng mua tặng, còn muốn cùng cô ấy kết hôn. Nhưng bọn họ lúc nào nói chuyện cũng đều gây gổ với nhau. Cô gái hỏi: “Không thể nói chuyện đàng hoàng có phải vì không còn yêu nữa hay không?”
Có một cư dân mạng đã trả lời rất hay: “Bạn không thể nói chuyện đàng hoàng với mẹ mình, là vì bạn cảm thấy mẹ bạn không còn yêu bạn nữa hay là bạn không yêu mẹ nữa?”
Mặc dù có chút đánh tráo khái niệm, nhưng tôi cực kỳ đồng ý với quan điểm này: Không thể nói chuyện đàng hoàng, tuyệt đối không có nghĩa là không yêu.
Không thể nói chuyện đàng hoàng với bố mẹ đơn giản chỉ là một trạng thái bình thường của các gia đình, thậm chí rất nhiều người không có gì để nói với bố mẹ mình nữa.
Rất nhiều người sau khi kết hôn, phát hiện đối phương càng ngày càng khó nói chuyện. Tôi cũng từng giống với các bạn…
Chồng tôi là người trưởng thành duy nhất tôi gặp lại có thể cùng bố mẹ nói chuyện thật lâu, đặc biệt là với mẹ chồng tôi, nói chuyện cả một hai tiếng chỉ vì một món ăn nhỏ. Mẹ chồng tôi là người chủ trì cuộc nói chuyện, chồng tôi chủ yếu là có trách nhiệm khen ngợi.
Khái niệm của mẹ chồng tôi có thể dùng từ “kỳ quái” để hình dung. Bà ấy trải qua rất nhiều vất vả, tính cách bảo thủ mạnh mẽ, nhưng trong tận xương tủy lại bi quan yếu đuối giống phần lớn những người lớn tuổi, thường ở nhà thảo luận những vấn đề tin tức tiêu cực của xã hội, sau đó lại đem trút hết lên đứa con của chúng tôi.
Cuộc nói chuyện như vậy, tôi không thể tiếp tục dù chỉ là một phút. Nhưng chồng tôi lại có thể, chỉ một phút trước thảo luận nhiệt tình về vấn đề vệ sinh không tốt của một khu vui chơi nào đó, mối nguy hiểm nghiêm trọng về sự an toàn, còn khen ngợi câu “đừng dắt trẻ con đi khu vui chơi” mà mẹ chồng tôi nói, một phút sau thì đã dẫn con gái đi khu vui chơi rồi.
Tôi hỏi làm như vậy có giả vờ quá không, anh ấy nói: “Không cần phải thay đổi quan điểm của người lớn tuổi, tự mình hiểu rõ là được rồi!”
Nhưng dù cho là một người như vậy, sau khi chúng tôi kết hôn vẫn xuất hiện rất nhiều chuyện mà cả hai không thể cùng quan điểm, cuối cùng khi đến thời kỳ đình trệ của một mối quan hệ, thì đã không còn nói với nhau một câu nào.
Tôi có những tính cách rõ ràng trong việc giao tiếp với người khác như: thẳng thắng trực tiếp, đen trắng rõ ràng, không tha thứ, còn có thái độ người lớn, muốn chỉ đạo người khác.
Vì thế khi chồng tôi nói về một chuyện, tôi thường không khách khí mà chỉ ra những vấn đề của anh ấy, tôi cho rằng như vậy là có thể giúp đỡ anh, nhưng anh lại càng ngày càng không muốn nghe tôi nói chuyện. “Sao anh/em không nói gì?”; “Không có gì để nói cả!” – Hai câu này chính là câu chúng tôi nói nhiều nhất.
Sau này, tôi cùng rất nhiều người thảo luận về vấn đề: “Tại sao càng thân thiết thì càng không thể cùng nhau nói chuyện?” Lúc mới đầu, tôi thấy rằng tất cả những chuyện này tuy bề ngoài khác nhau, nhưng bản chất thì vẫn là một câu chuyện như nhau. Sau đó lại phát hiện rằng, không có gì để nói đến không có gì đáng nói, cây cầu ở giữa, không phải không yêu, mà là vì tranh chấp.
Trước tiên phải hỏi bản thân, các bạn tại sao lại phải nói chuyện với nhau. 90% ngôn ngữ dùng để giao tiếp trong cuộc sống đều là những chuyện nhỏ nhặt tầm thường hoặc là để trút hết những cảm xúc, cuộc thảo luận không liên quan đến chiều sâu tâm hồn và tương lai ảnh hưởng đến nhân loại.
Đối với những lời nói tùy tiện này, hoàn toàn không cần phải làm quá lên là đúng hay sai. Anh ta tùy tiện nói, bạn cứ tùy tiện mà nghe, đây chính là sự giao tiếp tuyệt nhất và yêu thương sâu sắc nhất trong mối quan hệ thân mật.
Tiếp theo, bạn phải hiểu rõ, không phải anh ta thay đổi hoặc là bạn thay đổi, mà là mối quan hệ càng ngày càng gần gũi, thì càng dễ bộc lộ những thiếu sót trước mặt đối phương.
Chúng ta bằng lòng duy trì mối quan hệ thân mật với một người, không chỉ vì họ là người như thế nào với chúng ta, mà là vì trước mặt họ, chúng ta cảm giác thoải mái và nhẹ nhõm. Nếu ngay trước mặt một người thân thiết mà chúng ta cũng không thể nói những ngây ngô, ngu ngốc hay chửi thề, thì người sống có khác gì tượng gỗ?
Nếu như trong một mối quan hệ thân mật, mà đơn phương hoặc song phương đều thích nắm điểm thiếu sót trong ngôn ngữ của đối phương, tranh luận, chất vấn, chỉ đạo, phê bình, thì ngôn ngữ chung của hai người sẽ càng ngày càng ít hơn. Bên ngoài xã hội phải ngẫm nghĩ từng câu chữ đã đủ mệt rồi, về nhà lại còn phải tiếp tục khổ não, thế nên im lặng là lựa chọn tốt nhất.
Thứ quan trọng nhất của một mối quan hệ thân thiết không phải là ngoại hình, cũng không phải là vẻ mặt, mà là sự chia sẻ. Nếu như không chia sẻ thì dù hai người ở trong cùng một mái nhà cũng sẽ giống như người lạ, mà cảm giác trống rỗng to lớn này, sẽ làm tổn thương nhau rất nhiều.
Ngôn ngữ giao tiếp là cách chia sẻ quan trọng nhất. Những người yêu nhau không thể nói chuyện đàng hoàng thì chỉ có một lý do, chính là không hiểu rõ phần lớn ngôn ngữ dùng để chia sẻ chứ không phải để tranh luận và giáo huấn.
Khi hiểu rõ điểm này, mối quan hệ của tôi với chồng đã tan vỡ rồi. Tôi bắt đầu từ một người chỉ đạo mạnh mẽ trở thành một người lắng nghe mềm mỏng; quý trọng những lời nói ngây ngô, bốc đồng, quá khích của anh ta nói với tôi; cảm ơn đã chia sẻ những cảm xúc khó chịu với tôi.
Một đứa trẻ họ hàng nhà tôi, đã hai năm rồi không chủ động nói chuyện với bố mình. Đứa trẻ ấy nói: “Con coi ông ấy như bố, ông ấy lại coi con như cháu, nếu có bất hòa liền dạy dỗ con như một đứa cháu”. Bố đứa trẻ lại nói: “Cô xem nó cả ngày đến tối cứ nghĩ gì đâu, tôi không thể hiểu được”.
Bạn không hiểu, họ sẽ rời xa bạn, lánh xa bạn, mà không phải biến thành người mà bạn mong muốn trở thành. Người không hiểu được tình yêu, luôn rất thích tranh đúng sai, bàn về quan điểm, mà không dùng trái tim để cảm nhận thứ quý báu nhất trong một mối quan hệ thân mật: Sự chia sẻ.
Bất luận là mẹ con hay vợ chồng, cái gọi là thân mật, chính là dù tôi không đồng tình quan điểm của bạn, nhưng tôi vẫn đồng ý cảm nhận hỉ nộ ái ố của bạn. Bởi vì tôi tin rằng sau khi tắm nước nóng, ngủ một giấc thật ngon, những phẫn nộ và thất vọng của bạn đối với thế giới này sẽ biết mất.
Trong lời nói của bạn, những tức giận và ghét bỏ chỉ là sự kích động nhất thời, chứ không phải dài lâu. Cảm ơn sự tín nhiệm của bạn, để tôi thấy được một phần yếu đuối, nhìn thấy một phần ngốc nghếch của bạn.
Thân mật, không phải là cứ thể hiện mặt tốt trước mặt đối phương, mà là không ngần ngại thể hiện phần xấu nhất trong con người của mình.
Tuệ Tâm (Theo Secret China)