Đây là tâm sự của một chàng trai chia sẻ trên mạng xã hội đang thu hút sự chú ý của nhiều người. Theo đó, chàng trai này đã chia sẻ bức hình chụp khu nhà trọ chật chột và ẩm thấp của mình kèm theo tâm sự về hoàn cảnh thực tế thu nhập lên tới 100 triệu mỗi tháng khiến nhiều người bất ngờ!

hình ảnh

Nguyên văn chia sẻ của chàng trai này như sau:;

"Nhìn vào ảnh anh em đoán đây là đâu? Căn phòng thời sinh viên của tôi? Không phải đâu, lúc này tôi đã đi làm 5 năm, lên senior dev và tôi nhớ lúc đó nhận lương 18.500.000. Ngoài ra, tôi còn làm app bán trên store nên mỗi tháng lãnh thêm 40.000.000 - 70.000.000.

Ấy vậy mà tôi vẫn ở căn phòng trọ giá 800.000, vỏn vẹn 12m, không có điều hòa. Đây là căn ngoài cùng, mùa hè nóng đến 45 độ! Lúc đó tôi còn chẳng có bộ bàn ghế ra hồn, dùng cái bàn học gấp để lập trình hàng đêm.

Khi cưới vợ xong, chúng tôi về đây sống vài tháng mới chuyển sang chỗ trọ khác sang hơn 1 xíu. Đêm tân hôn, 2 vợ chồng vì quá mệt nên ngủ say trên chiếc giường ghép bằng mấy thanh gỗ tếch.

Chỉ 4 năm sau, tôi mua nhà để bố mẹ và vợ ở. Nếu không có những ngày tháng tằn tiện, tiết kiệm, chịu cực xíu thì làm gì có ngày sống trong căn nhà rộng rãi, mát mẻ? Buôn tàu bán bè không bằng ăn dè tằn tiện.

Nếu nhà mình nghèo, cách duy nhất là ráng làm để có tiền và tiết kiệm hết sức. Nếu không giàu tiền, thì cố gắng giàu nghị lực!"

Bài tâm sự này gây chú ý ở chỗ chàng trai cố thu nhập thuộc mức rất cao là 100 triệu mỗi tháng nhưng lại chấp nhận ở một nơi thiếu điều kiện, thậm chí không có điều hòa khiến nhiều người tranh cãi.

Rất nhiều ý kiến phản đối lối sống này của chàng trai và cho rằng cách làm như vậy không gọi là tiết kiệm mà đang hà tiện quá mức gây ảnh hưởng tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Những ý kiến này cụ thể như sau:

- Tháng gần trăm triệu mà vẫn cố chui trg cái phòng trọ vừa hẹp vừa nóng thì là keo chứ ko phải nghị lực đâu ạ, có thuê thù thêm chút tiền để kiếm chỗ mát mẻ sạch sẽ hơn là tối thiểu tại nó ảnh hưởng đến sk, vs chẳng tội j lm khổ mình nếu mình dư đk để có thể có đc chỗ tốt nhất có thể, ko đầu tư chỗ nào bằng đầu tư cho mình mà

- Làm ra nhiều tiền để phục vụ nhu cầu của bản thân. Mà khi nhu cầu không đc phục vụ trong mức lương thừa sức cho phép thì gọi là bần.

Tuy nhiên, bên cạnh những người chê trách, cũng có rất nhiều ủng hộ và khâm phục lối sống của chàng trai vì biết tiết kiệm, suy nghĩ cho tương lai mà bỏ qua những nhu cầu vật chất trước mắt.

- Nếu ở cả đời như thế thì mới gọi là hà tiện, chứ nếu chỉ chịu khó vài năm sau đó mua nhà rộng rãi thoải mái thì không nhé bạn

- Nhiều ng chửi họ ha tiện nhưng chưa làm gì đc cho ba mẹ vợ con. Ai có con rồi muốn mua nhà thì đều phải trải qua những luc khó khăn. Còn mấy bạn ăn chầu ăn chục ba mẹ vs giàu sinh ra thì kbao h hiểu

- 100 triệu , 1 năm 1 tỉ 2. Trừ ăn uống 200. Còn 1 tỉ , 4 năm 4 tỉ mua nhà. Hợp lý rôi. xét trên phương diện tài chính nhé. Giờ mọi người cứ nghĩ lương 100 triệu là cao nhưng tính ra chục năm ăn dè hà tiện cũng chỉ được chục tỉ. Làm công ăn lương đến ngày nào lại.

- Ủng hộ lối sống cần kiệm, hiếm có ai khi giàu sang mà giữ được lối sống tối giản! Có chỗ đặt lưng tránh nắng mưa tránh rét đã là hạnh phúc lắm rồi!

- Người đàn ông này mới là đàn ông chuẩn vợ con dc nhờ phụ nữ và trẻ con dc hưởng cuộc sống đầy đủ

Còn bạn, bạn nghĩ sao về cách tiêu xài và quan điểm tiết kiệm tiền của chàng trai này!

Nên tiết kiệm bao nhiêu và tiêu bao nhiêu trong tổng thu nhập là hợp lý

hình ảnh

Mỗi tháng nên tiết kiệm bao nhiêu tiền trong tổng thu nhập

1. Quy tắc 50/30/20

50% thu nhập dành cho nhu cầu cơ bản: tiền nhà, thực phẩm, đi lại, hóa đơn điện nước.


30% thu nhập cho các mong muốn như giải trí, du lịch, hoặc sở thích cá nhân.


20% thu nhập tiết kiệm hoặc đầu tư.


Ví dụ: Nếu bạn kiếm được 20 triệu đồng/tháng, bạn nên dành ít nhất 4 triệu đồng để tiết kiệm.

2. Tiết kiệm theo mục tiêu

Nếu bạn có mục tiêu tài chính cụ thể, như mua nhà, xe hoặc tích lũy hưu trí, bạn có thể điều chỉnh tỷ lệ tiết kiệm cao hơn, từ 25-30% thu nhập hàng tháng.

3. Tích lũy khẩn cấp

Hãy xây dựng quỹ khẩn cấp đủ để chi trả chi phí sinh hoạt từ 3-6 tháng. Sau khi đạt được mục tiêu này, bạn có thể chuyển hướng tiết kiệm sang các khoản đầu tư dài hạn.

4. Cân nhắc thu nhập cá nhân

Nếu chi phí sinh hoạt thấp, bạn có thể tiết kiệm nhiều hơn, khoảng 30-40% thu nhập.


Nếu có nợ hoặc trách nhiệm tài chính lớn, hãy bắt đầu với một khoản nhỏ hơn, như 10-15%, sau đó tăng dần khi tài chính ổn định hơn.

5. Đầu tư để tăng trưởng tài sản

Tiết kiệm không chỉ là tích trữ, mà còn cần đầu tư để sinh lời. Một phần tiền tiết kiệm hàng tháng nên được sử dụng để đầu tư vào quỹ, cổ phiếu, hoặc bảo hiểm nhân thọ để tối ưu hóa tài sản.

Lưu ý: Dù mức tiết kiệm là bao nhiêu, điều quan trọng là bạn duy trì sự ổn định và đều đặn mỗi tháng. Ưu tiên tiết kiệm ngay khi nhận thu nhập, tránh để lại cuối tháng mới tiết kiệm vì dễ phát sinh chi tiêu không cần thiết.

Việc tiết kiệm hợp lý không chỉ giúp bạn đạt được mục tiêu tài chính mà còn mang lại sự an tâm và khả năng ứng phó với các tình huống bất ngờ trong cuộc sống.