Nếu bạn bỏ ra 2 phút đọc để bài viết này, tôi tin rằng bạn sẽ nhận ra được những chân lý hữu ích trong cuộc sống bằng nhiều năm cuộc đời cộng lại! 

Tôi năm nay 82 tuổi, sức khỏe vẫn rất tốt, không bệnh tật gì. Từ khi vợ mất, ngày nào tôi cũng ở nhà một mình. Con cái đã lập gia đình từ lâu, có cuộc sống riêng nên không thể quan tâm đến tôi thường xuyên. Ban đầu tôi cũng chấp nhận nhưng chưa đầy hai năm sau, tôi cảm thấy rất cô đơn, cảm giác đó thật sự khó chịu.

Sau đó, một người bạn giới thiệu cho tôi một người để bầu bạn. Quá trình tìm hiểu khá hòa hợp và vui vẻ. Ba tháng sau, chúng tôi sống chung. Thế nhưng càng về sau, chúng tôi lại càng cảm thấy đối phương không phù hợp với mình, nên quyết định kết thúc trong êm đẹp.

Từ đó về sau, tôi không còn nghĩ đến chuyện sống chung với người khác nữa. Thay vào đó, tôi thay đổi lối sống. Tôi không còn ở nhà suốt ngày mà ra ngoài vui chơi, du lịch hoặc cùng mấy ông bạn già đi câu cá ở những nơi xa. Vào những ngày lễ Tết, tôi ở nhà chờ con cháu về thăm. 

Trước đây, con cái không yên tâm để tôi sống một mình nên muốn thuê người giúp việc đến nấu cơm và làm việc nhà, nhưng tôi đã từ chối. Bây giờ tay chân tôi vẫn còn nhanh nhẹn, việc gì tôi cũng làm được, thuê người giúp việc làm gì? Nhỡ đâu người giúp việc lại không làm tôi vừa ý thì sao? Vậy nên thà tự làm còn hơn, tôi cũng rất vui khi làm những việc này, ngày tháng cũng trôi qua thật ý nghĩa.

Tôi không thiếu tiền tiêu. Mỗi tháng tôi có khoảng 17 triệu đồng tiền lương hưu, con cái cũng cho tôi thêm tiền sinh hoạt. Tôi cũng không tiêu xài gì nhiều, không có gì cần mua nên mỗi tháng tôi đều tiết kiệm được một khoản.

Bạn bè tôi đều ghen tị, nói tôi sống sung sướng, không thiếu tiền tiêu, trông lại còn trẻ, chẳng giống người 80 tuổi chút nào. Họ còn hỏi tôi có bí quyết gì mà trẻ trung vậy. Tôi chẳng có bí quyết gì cả, chỉ là làm đúng vài việc nên tâm trạng thoải mái, mọi chuyện đều tốt đẹp.

hình ảnh

Cuộc sống một mình thật thư thái, dễ chịu khi không phải phụ thuộc vào con cái, ảnh: DSD

Thứ nhất: Con cái là người 'đồng hành', tương trợ lẫn nhau, buông tay để cho con trưởng thành và vững vàng để không là gánh nặng cho con

Tôi cho rằng điều này rất quan trọng. Một số người sau khi nghỉ hưu thường rất phụ thuộc vào con cái, mong con cái lo cho mình. Nếu con cái không phụng dưỡng thì họ sẽ buồn bã, cáu gắt, từ đó dẫn đến mâu thuẫn gia đình. Còn tôi thì khác, tôi không yêu cầu con bất cứ điều gì vì tôi biết chúng rất áp lực, chỉ cần thỉnh thoảng về thăm là được. Tôi cũng sẽ không suốt ngày ở nhà đứng trước cửa chờ con về. 

Tôi lập cho mình một thời gian biểu: sáng dậy tập thể dục, trưa ở nhà vệ sinh nhà cửa, chăm cây cối, đọc báo hoặc làm việc nhà, chiều đi dạo, sau đó đi chợ mua thức ăn về nấu cơm, ăn xong thì xem tivi rồi luyện thư pháp... 

Tôi nghĩ người già nên ham học hỏi, không được nghĩ mình già rồi, đầu óc kém, không nhớ được gì. Tuyệt đối không được có suy nghĩ như vậy. Học tập còn giúp não bộ không bị lão hóa nhanh. Hơn nữa, người già bận rộn rồi thì sẽ không còn nghĩ đến việc muốn con cái về bầu bạn nữa.

Thứ hai: Tâm lý là quan trọng nhất, hãy làm những điều mình cảm thấy thích, cảm thấy vui thay vì quan tâm quá nhiều đến việc người khác nghĩ gì

Nhiều người già thường xuyên buồn bực, gặp chuyện nhỏ cũng nghĩ quẩn. Họ không biết xả giận ở đâu nên cứ giữ trong lòng, lâu dần sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Tâm trạng và sức khỏe của người già có mối liên hệ mật thiết với nhau. Nếu tâm trạng không tốt thì sức khỏe sao có thể tốt được?

Không chỉ người trẻ cần giữ tâm lý thoải mái mà người già càng cần phải như vậy. Nhờ luôn giữ thái độ vô tư, không để bất cứ chuyện gì ảnh hưởng đến tâm trạng nên sức khỏe của tôi vẫn rất tốt. Khi gặp chuyện không vui hay người không vừa ý, tôi sẽ không cứ mãi bận tâm về chuyện đó hay người đó. Tôi học cách buông bỏ những chuyện đã qua. 

Con người không thể cứ mãi sống trong hồi ức. Sao không làm những việc vui vẻ có ích cho bản thân? Thời gian đó chẳng bằng dùng để rèn luyện sức khỏe, giữ gìn thân thể, dành thời gian cho những việc có ích, vừa tốt cho sức khỏe thể chất lẫn tinh thần, lại sống lâu hơn.

hình ảnh

Thứ ba: Nhất định phải có tiền dưỡng già, tự chủ về kinh tế chính là yếu tố cốt lõi để sống thanh thản, bình yên những ngày cuối đời

Đừng nghĩ rằng người già không cần tiền, cũng đừng chỉ trông chờ vào con cái. Tuy tiền không phải là vạn năng nhưng không có tiền thì không được. Chúng ta phải luôn nhớ rõ, người già có tiền trong túi còn hơn bất cứ ai chăm sóc.

Có tiền rồi, bạn muốn làm gì thì làm, muốn đi chơi hay mua gì cũng được. Thậm chí khi ốm đau, bệnh tật hay không ai chăm sóc thì có thể dùng tiền của mình để vào viện dưỡng lão hoặc thuê người giúp việc. Như vậy vừa thoải mái cho bản thân, lại an tâm cho con cái.