Cuộc sống này có câu nói rất hay: Ông trời không triệt đường sống của ai bao giờ, nếu đã lấy đi một số thứ của bạn thì nhất định sẽ bù đắp bằng điều kỳ diệu khác. Và câu chuyện của cô gái sau chính là minh chứng đầy xúc cảm nhất.
Qianjin (26 tuổi, Giang Tô) vừa chào đời đã bị căn bệnh bại não do thiếu oxi khi sinh. Dù tay chân không thể cử động nhưng với ý chí phi thường, cô đã dùng đôi môi của mình để viết sách trực tuyến và có hơn 1,8 triệu lượt đọc trên một trang tiểu thuyết uy tín tại TQ.
Giúp con bại não thành võ sĩ quyền anh, cha già hy sinh làm bao cát, bị đánh mù mắt cũng kệ
Độc giả yêu mến gọi cô là "bà tiên bị xiềng xích". "Tôi chưa bao giờ đến trường, nhưng tôi đã học chữ và thậm chí cả tiếng Nhật, tôi dùng được internet, biết mua sắm trực tuyến, có thể dùng mạng xã hội như người bình thường", Qianjin nói.
Cô gái dùng môi gõ bàn phím, chiến thắng số phận (Ảnh: China Times)
Hàng ngày Qianjin được cha hoặc mẹ bế ra xe lăn và ngồi trên đó hầu hết thời gian của mình. Hai tay cô bẻ ngược lại trên tay cầm của chiếc xe như bị trói phía sau và thỉnh thoảng co giật. "Tay của con gái tôi nếu không cố định lại phía sau sẽ vô thức khua loạn lên, không thể dùng máy tính, nên phải bẻ như thế", mẹ của Qianjin, bà Ye Wenlan (63 tuổi) giải thích.
Qianjin không thể giao tiếp bằng ngôn ngữ thông thường. Khi muốn trò chuyện, cô sử dụng đầu, môi, cằm, trán và thậm chí là dùng mặt để chạm vào bàn phím điện thoại viết ra điều cô muốn nói. Mặc dù vậy, phản ứng của cô rất nhanh. Sau khi viết khoảng 50 chữ cô lại nghỉ một lần vì mệt.
"Tôi biết đọc từ lúc 3-4 tuổi và đọc sách rất nhiều thay vì xem tivi. Đặc biệt là anime của Nhật Bản. Nhờ đọc truyện này, tôi đã học được tiếng Nhật mà không cần giáo viên". Từ năm 13 tuổi, Qianjin đã say mê với tiểu thuyết. Năm 2011, "Hoàng tử hống hách" của cô nổi tiếng sau khi được đăng trên một trang mạng dành cho người đam mê đọc tiểu thuyết - với hàng trăm ngàn lượt truy cập.
Theo nhiều người đánh giá, tiểu thuyết của cô có ngôn ngữ linh hoạt, lời thoại vui tươi, câu chuyện sống động và cách viết rất lôi cuốn. Hiện tại, cô đã có hơn 10 tiểu thuyết tình yêu với lượt xem trung bình 1,5 triệu.
Ảnh: China Times
Cho đến nay, tiền từ tác phẩm của Qianjin đã mang lại cho cô một cuộc sống tốt hơn, những thiết bị sạch sẽ hơn để cô có thể chạm mặt gõ chữ. Bố mẹ cô cũng có một căn nhà khang trang như trong mơ.
Đúng là một câu chuyện đẹp như cổ tích nhưng ở đó không có công chúa, hoàng tử hay bà tiên, chỉ có một cô gái tật nguyền giàu nỗ lực cùng hỗ trợ đến từ tình yêu thương vô bờ bến của gia đình. Qianjin, chính là minh chứng cho sức mạnh phi thường của con người, không gì là không thể.
Nói thật, cô bất hạnh quá đỗi vì miệng không thể nói, tay chân không thể cử động, dù chỉ một ngón. Và rồi, cô dùng môi để gõ bàn phím, điều mà hiếm ai có thể làm. ‘Kinh khủng hơn’, cô đã miệt mài hơn 10 cuốn tiểu thuyết, mà như mọi người đều biết, độ dày của tiểu thuyết nó dài cỡ nào.
Đã vậy, Qianjin còn xây được nhà, báo hiếu được cho bố mẹ. Trong khi xã hội ngoài kia, biết bao kẻ còn chân tay, còn khối óc, còn một cơ thể lành lặn nhưng sống dựa người thân, ăn bám gia đình. Tệ hại hơn, chúng còn tranh đoạt tài sản, giết hại người thân.
Có lẽ thành công của ngày hôm nay, ngoài nỗ lực tuyệt vời quá đỗi phi thường của cô gái trẻ thì đó còn là công sức, mồ hôi của mẹ cha bao năm. Sinh con tật nguyền nhưng họ không bỏ con, vẫn luôn đồng hành và sát cánh cùng con cho đến hơi thở cuối cùng.
Ảnh: China Times
Thế gian này, thử hỏi có bao nhiêu gia đình nguyện lòng hy sinh vì nhau như thế? Và rồi mỗi người trong chúng ta, liệu có ai đó đang cúi đầu xấu hổ vì mình chưa quan tâm con cái hết lòng, chưa biết quý trọng mẹ cha hết mực?
Hóa ra, người tàn phế không phải là người thiếu mất chân tay mà người tàn phế là người sống như cây tầm gửi không có chí tiến thủ. Còn với Qianjin, cô gái ấy đã ‘lành lặn’, xinh đẹp ngay từ khoảnh khắc dùng môi để gõ bàn phím, dùng ý chí để làm lại cuộc đời.
Nguồn tham khảo: VNE