Có ai đó đã từng nói rằng, hạnh phúc của phụ nữ là thước đo cho sự tử tế của đàn ông. Điều này đúng lắm các mẹ ạ, bởi chỉ cần gặp được nam nhân tốt thì dù cuộc sống dù khó khăn cỡ nào, chị em mình vẫn có động lực để vượt qua.



Và hẳn là trong thời đại ngày nay, chẳng còn mấy ai tin vào câu chuyện cổ tích. Dẫu vậy, em vẫn muốn kể cho các mẹ nghe về bản lĩnh của một người phụ nữ có tên là Fabiola. Cô may mắn được làm dâu hoàng gia, nhưng cuộc đời lại rất nhiều sóng gió.



webtretho


Ảnh: Vnexpress



Phụ nữ giỏi giang xứng đáng có tình yêu tốt.



Sinh ra trong gia đình có dòng dõi quý tộc ở Tây Ban Nha, cô nàng Fabiola đến tận năm 32 tuổi vẫn còn độc thân. Mặc mẹ cha hối thúc, người phụ nữ ấy luôn giữ chính kiến riêng của mình, chỉ đồng ý kết hôn khi bản thân cảm thấy phù hợp.



Không chỉ xinh đẹp, Fabiola còn siêu giỏi và có trái tim nhân hậu, cô vừa là nhà văn, nhà thơ, vừa thông thạo 5 ngoại ngữ khó nhằn (Pháp, Hà Lan, Anh, Đức và Italy). Cô cũng thường hoạt động trong vai trò y tá, chăm sóc trẻ nhỏ tại một bệnh viện và làm việc từ thiện tại một nhà thờ ở Madrid.



Thế rồi vào đầu năm 1960, Fabiola vô tình gặp được vị vua Thụy Điển là Baudouin trong một buổi tiệc hoàng gia. Cũng tại đây, thay vì để ý đến công chúa cành vàng lá ngọc, vua Baudouin lập tức bị thu hút bởi Fabiola với dáng người cao, thanh mảnh nhưng lại tràn đầy sức sống và rất thông minh.



Còn với Fabiola, chính vẻ điển trai, nói chuyện cuốn hút của vị vua trẻ tuổi đã khiến cô nàng đổ gục. Từ đó, cả hai trở nên thân thiết hơn.



webtretho


Ảnh: Phunuonline


Điều gì đến sẽ đến, Baudouin và Fabiola chính thức kết hôn. Thế rồi nhiều năm sau khi thành vợ chồng, trong tất cả buổi lễ lớn, vua Baudouin đều cầm tay vợ mình một cách trân quý và âu yếm nhất.



Khi tiếp các nguyên thủ quốc gia, thỉnh thoảng ông lại quay sang vợ cười, đôi mắt ánh lên sự ấm áp và dịu dàng. Tình cảm mà nhà vua và hoàng hậu dành cho nhau khiến người dân Bỉ hết sức ngưỡng mộ.



Cũng trong nhật ký của mình, vua Baudouin viết: "Ơn Chúa đã mang người vợ tuyệt vời Fabiola đến cho con, nàng giống như thiên thần". Thời điểm đó, nhiều người Bỉ đã gọi Fabiola bằng cái tên "Cô bé Lọ Lem" nhằm so sánh cuộc đời bà giống với nhân vật trong chuyện cổ tích.



Nếu được hỏi, tại sao một vị vua (được phép 5 thê 7 thiếp) lại chung tình đến thế, thì chỉ có hai khả năng, một là bởi người đàn ông ấy quá trách nhiệm và đầy bản lĩnh, hai là bởi người phụ nữ quá tuyệt vời và giỏi giang, khiến ông chồng cảm thấy, không cô gái nào có thể sánh bằng vợ.



webtretho


Ảnh: Daily Mail




Mà cũng phải thôi, Fabiola giờ đây đã là hoàng hậu, nhưng luôn sống khiêm nhường, giản dị, lại còn thông minh và đức độ, biết yêu quý người xung quanh. Tính cách như thế, đến thần dân còn yêu mến, hỏi sao vị vua Baudouin lại không cưng chiều hết mực, một dạ một lòng.



Chị em ạ, 'giữ chồng' vốn dĩ không khó như chúng ta vẫn tưởng, miễn là đàn bà đủ khôn khéo và thông minh. Cái khéo ở đây không phải khôn ranh, mánh khóe, sống giả tạo để đi lừa người. Cái khéo ở đây là nằm trong cách cư xử nhã nhặn, phong thái điềm tĩnh cùng tri thức ngút ngàn.



Ngẫm mà xem, ở cái thời Châu Âu còn phong kiến, mấy ai đủ bản lĩnh và giỏi giang như nàng Fabiola, nói ngoại ngữ cũng tốt và thơ ca cũng đầy tràn. Hơn hết, cô gái ấy còn có một trái tim nhân hậu.



Vậy mà cuộc đời cũng thật là trớ trêu, cặp vợ chồng không có may mắn về đường con cái. Hoàng hậu Fabiola liên tiếp sảy thai 3 lần. Sau nhiều lần kiểm tra sức khỏe, các bác sĩ kết luận nếu bà sinh con, cơ hội sống chỉ còn lại 5%.



webtretho


Ảnh: Vnexpress




Bất chấp lời cảnh báo, Fabiola tiếp tục mang thai thêm 2 lần nữa, nhưng cứ qua được tháng thứ 3, cơ thể bà lại đào thải. Năm 2008, khi nói về chuyện này, hoàng hậu thổ lộ: "Bạn biết đấy, tôi đã từng mất đi những 5 đứa con. Qua những lần trải nghiệm, bạn sẽ học được rất nhiều thứ. Tôi không thể mang thai, nhưng tôi nghĩ cuộc sống này vẫn rất tươi đẹp".



Trong khi đó, mỗi lần vợ sảy thai, vua Baudouin đều vô cùng đau khổ. Từ đó ông hiểu rằng để sinh được một đứa trẻ khó khăn và đáng quý như thế nào. Chính vì thế sau này ông đã từ chối ký vào dự luật cho phép phá thai ở Bỉ.



Cũng sau lần sảy thai thứ 5, Baudouin không cho phép vợ đánh đổi cuộc sống của mình chỉ vì đứa con được nữa."Đừng quan tâm tới việc em không thể sinh con. Vợ chồng chúng mình có thể biến tình yêu nhỏ thành tình yêu lớn dành cho những trẻ em khác", ông nói.



Đây chính là lý do sau này họ đã thành lập một bệnh viện cho trẻ em và một trung tâm dành cho các trẻ em mắc bệnh tâm thần. Để trấn an tâm lý của vợ và cả hoàng gia, năm Baudouin 40 tuổi, ông đã quyết định sẽ nhường ngôi cho em trai mình - hoàng tử Albert - khi ông qua đời.



webtretho


Ảnh: Daily Mail




Nể và thương lắm cặp vợ chồng này lắm. Trước áp lực quốc gia, trước gánh nặng của sứ mệnh, người đàn ông ấy đã chọn gia đình, không chọn vinh quang, thậm chí sẵn sàng nhường ngôi lại cho em trai, từ bỏ địa vị giàu sang có sẵn.



Phải bản lĩnh đến cỡ nào thì vị vua mới có thể làm được như vậy, bởi xã hội ngoài kia không thiếu những gã sở khanh, lợi dụng phụ nữ để đạt được mục đích của mình.



Còn với vua Baudouin, ông xứng đáng được ngợi ca gấp trăm vạn lần, không chỉ bởi tình yêu thương ông dành cho vợ, mà bởi tinh thần dám nắm dám buông.



Còn với hoàng hậu Fabiola, cái hay của bà chính là nghị lực sống, dù sảy thai đến tận 5 lần, dù phải chịu áp lực từ hoàng tộc, thậm chí là những lời mỉa mai cay độc của người đời.



Nhưng bà không suy sụp, vẫn mạnh mẽ đứng lên, vẫn phải học cách chấp nhận, vì cuộc đời là không hoàn hảo, ông trời cho chúng ta đến đâu, chúng ta đành phải nhận đến đấy. Bù lại, bà đã có một người chồng ‘quý hơn vàng’.



webtretho


Ảnh: Daily Mail




Giông bão đã đi qua, hãy nhìn về điều tốt.



Kể từ sau khi trút bỏ gánh nặng về người nối dõi, vua Baudouin và hoàng hậu Fabiola thường xuyên đứng ra tổ chức các hoạt động từ thiện.Đi đâu họ cũng có nhau, cùng ăn, cùng đọc sách hay săn bắn và trượt tuyết. Tuy nhiên đến năm 1993, vua Baudouin đột ngột qua đời sau một cơn đau tim.



Trong đám tang của chồng, thay vì mặc váy đen, hoàng hậu Fabiola đã mặc chiếc váy trắng mà lúc sinh thời vua Baudouin rất thích và nói lời từ biệt với chồng: "33 năm bên nhau giờ chúng ta tạm xa nhau nhé. Em yêu anh!".



Sau khi chồng mất, Hoàng hậu Fabiola đã rời khỏi cung điện hoàng gia để đến sống tại lâu đài khác và hạn chế xuất hiện trước công chúng. Tuy nhiên bà vẫn tiếp tục thực hiện những sứ mệnh dang dở của chồng với cộng đồng.



webtretho


Ảnh: Phunuonline




Từ những đóng góp này, cựu hoàng hậu nhận được rất nhiều bằng khen và huy chương danh giá. Năm 2014, bà qua đời ở tuổi 86. Tên của bà được các thợ làm bánh Tây Ban Nha đặt cho một loại bánh mì ra đời cách đây hàng chục năm và hiện vẫn bán ở nước này.



Thật là một cái kết đẹp và ngọt ngào đúng không các mẹ? Tuy hai người không có con, nhưng họ đã sống rất dũng cảm và ‘cháy’ hết mình với toàn xã hội. Suy cho cùng, cuộc đời có ý nghĩa khi người mình thương cũng yêu thương, trọn vẹn đủ đầy. Đôi lúc, chỉ thế là đủ.



Nguồn tham khảo: Vnexpress



https://vnexpress.net/doi-song/vi-vua-yeu-co-gai-lo-lem-den-cuoi-doi-du-khong-co-con-noi-doi-4003169.html