Nam tài xế 43 tuổi đã không thể qua khỏi sau khi bị đột quỵ. Video quay lại khoảnh khắc cuối cùng khi anh cố gắng dùng hết sức lực cho xe dừng hẳn trước khi lịm đi khiến nhiều người càng thêm xót xa. Thông tin này cũng đã được báo chí chính thống đăng tải rồi.

Cụ thể, ngày 30/11, mạng xã hội lan truyền đoạn clip tài xế xe buýt ngất lịm khi đang dừng đèn đỏ, trong lúc dừng đó, nam tài xế xe buýt tuyến số 24 tại TP.HCM bất ngờ bị đột quỵ rồi qua đời.

Video quay lại sự việc nam tài xế lái xe buýt bị đột quỵ, nguồn: TNO

Theo thông tin ban đầu, lúc 17h50 ngày 29/11, ông T.Q.V. đang điều khiển xe buýt tuyến số 24 (Bến xe Miền Đông - huyện Hóc Môn) chạy trên đường Đinh Bộ Lĩnh, hướng cầu Bình Triệu tới đường Điện Biên Phủ.

hình ảnh

Khoảnh khắc trước khi xảy ra sự việc, ảnh: CL

Khi tới giao lộ Chu Văn An - Đinh Bộ Lĩnh (quận Bình Thạnh, TP.HCM), xe buýt đứng lại chờ đèn đỏ thì người lái xe bất ngờ ngất lịm. Phát hiện vụ việc, vợ ông V., là nhân viên soát vé trên cùng chuyến xe buýt, ngay lập tức tắt máy xe.

Sau đó, hành khách trên xe hỗ trợ cùng với chiếc xe buýt số 24 đi cùng tuyến ở phía sau đã hỗ trợ ông V. đi cấp cứu tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định.

hình ảnh

Người vợ phát hiện sự việc và cố gắng cứu chồng nhưng không thành, ảnh: DSD

Trước đó, nam tài xế đã có biểu hiện đau đầu nên đã đi mua thuốc uống. Khi tới Bệnh viện, các bác sĩ cho biết nam tài xế đột quỵ rồi qua đời do tai biến mạch máu não.  

Theo một đồng nghiệp của người tài xế, khi đang điều khiển xe buýt, ông V. có biểu hiện chóng mặt, đau đầu nhưng ông vẫn cố gắng chạy nốt chuyến xe cuối cùng trong ngày.

Khi đó vợ ông V. đã tranh thủ đi mua thuốc và chuẩn bị đưa cho ông V. uống nhưng chưa kịp uống thuốc thì người đàn ông đã ngã ra rồi gục xuống.

Đến trưa 30/11, thithể ông V. đã được gia đình đưa về để tổ chức lễ an táng tại nhà ở xã Bình Mỹ, huyện Củ Chi.

hình ảnh

Những dấu hiệu cảnh báo trước khi bị đột quỵ, người từ 40 tuổi nên hết sức chú ý

Đột quỵ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và để lại di chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, nhiều người thường không để ý đến các dấu hiệu cảnh báo sớm, dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Việc nhận biết và hành động kịp thời trước những triệu chứng này có thể cứu sống người bệnh hoặc giảm thiểu tác động của đột quỵ. Dưới đây là những dấu hiệu cần lưu ý.

1. Tê yếu hoặc liệt nửa người


Một trong những triệu chứng phổ biến nhất của đột quỵ là tình trạng tê yếu hoặc liệt đột ngột ở một bên cơ thể, thường xuất hiện ở mặt, tay, hoặc chân. Người bệnh có thể không cử động được tay hoặc cảm thấy nặng nề, mất cảm giác ở một bên. Nếu bạn yêu cầu họ cười, nụ cười có thể bị méo, do cơ mặt một bên không hoạt động bình thường.

2. Rối loạn thị lực


Đột quỵ thường gây ảnh hưởng đến thị giác, khiến người bệnh nhìn mờ hoặc mất thị lực ở một hoặc cả hai mắt. Hiện tượng này có thể xảy ra đột ngột và làm người bệnh cảm thấy khó chịu, mất phương hướng.

3. Khó nói hoặc khó hiểu lời nói


Người sắp bị đột quỵ thường gặp vấn đề về ngôn ngữ. Họ có thể nói lắp bắp, nói không rõ ràng hoặc không thể diễn đạt suy nghĩ một cách mạch lạc. Đồng thời, họ cũng có thể không hiểu những gì người khác nói với mình.

4. Đau đầu dữ dội


Cơn đau đầu đột ngột, dữ dội mà không rõ nguyên nhân là một dấu hiệu nguy hiểm. Đặc biệt, nếu đau đầu kèm theo nôn mửa, chóng mặt hoặc mất ý thức, đây có thể là biểu hiện của đột quỵ xuất huyết não.

5. Chóng mặt, mất thăng bằng


Đột quỵ có thể làm người bệnh chóng mặt, mất thăng bằng hoặc khó phối hợp các động tác. Họ có thể cảm thấy như không thể đứng vững hoặc đi lại bình thường. Triệu chứng này thường xuất hiện khi đột quỵ ảnh hưởng đến vùng tiểu não – khu vực điều khiển sự cân bằng và phối hợp vận động.

6. Mệt mỏi hoặc mất ý thức thoáng qua


Một số người có thể cảm thấy mệt mỏi bất thường hoặc mất ý thức trong vài giây hoặc vài phút. Đây cũng là một dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm.

Nguyên tắc nhận biết nhanh bằng phương pháp FAST


Để nhận biết sớm đột quỵ, bạn có thể sử dụng phương pháp FAST:

F (Face - Mặt): Yêu cầu người bệnh cười. Nếu một bên mặt bị méo, đó là dấu hiệu nguy hiểm.


A (Arms - Tay): Yêu cầu họ giơ hai tay lên. Nếu một tay yếu hoặc không nhấc lên được, cần chú ý.


S (Speech - Lời nói): Yêu cầu họ nói một câu đơn giản. Nếu nói lắp bắp hoặc khó khăn, cần kiểm tra ngay.


T (Time - Thời gian): Nếu phát hiện bất kỳ dấu hiệu nào ở trên, hãy gọi cấp cứu ngay lập tức. Thời gian là yếu tố quyết định trong điều trị đột quỵ.

Một số yếu tố nguy cơ như tuổi tác, tiền sử gia đình, bệnh lý nền (tăng huyết áp, tiểu đường, mỡ máu cao), lối sống không lành mạnh (hút thuốc lá, uống rượu bia, ít vận động) cũng làm gia tăng khả năng bị đột quỵ. Nếu bạn thuộc nhóm nguy cơ cao, việc chú ý đến các triệu chứng trên càng trở nên quan trọng.