Đọc được thông tin trên báo mà vừa thương vừa giận vô cùng. Các em đều đang ở độ tuổi tâm sinh lý thay đổi, các em có thể sai, nhưng có những cái sai mà các em sẽ phải trả giá bằng cả đời, cả sự sống của mình. Nỗi đau này rồi ai sẽ mang, bố mẹ các em, người thân của các em sẽ buồn khổ thế nào!

Cụ thể về sự việc này mình chia sẻ lại với bà con như sau:

Ngày 11-3, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Gia Lai đang tiếp tục điều tra làm rõ vụ việc em Trần Thị Minh T. (19 tuổi, học sinh lớp 12, Trường THPT Y Đôn, huyện Đăk Pơ, tỉnh Gia Lai) về hành vi dùng d.ao tác động khiến một nữ sinh lớp 11 không qua khỏi.

hình ảnh

Bạn bè tới tham dự lễ tang em Phan Nguyễn Ngọc H. 17 tuổi, ảnh: NLĐ

Theo điều tra ban đầu, do có mâu thuẫn về các bình luận trên mạng xã hội Facebook, em Trần Thị Minh T. đã nhắn tin cho em Phan Nguyễn Ngọc H. (17 tuổi, học sinh lớp 11, Trường THPT Nguyễn Trãi, thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) hẹn gặp nhau để cùng giải quyết mâu thuẫn.

Sau đó, cả hai em đã rủ thêm nhóm bạn của mình đến điểm hẹn.

Ban đầu, cả hai hẹn gặp nhau trước Hội trường 23-3, thuộc địa bàn phường An Tân, thị xã An Khê. Sau đó, đổi sang hẹn nhau trước cổng trường mầm non tại tổ 6, phường An Bình, thị xã An Khê.

Tại đây, giữa nữ sinh Trần Thị Minh T. và nữ sinh Phan Nguyễn Ngọc H. xảy ra mâu thuẫn dẫn đến động chân động tay. Trong lúc xô xát, em Trần Thị Minh T. đã dùng d.a.o thủ sẵn trong người 'tác động' nhiều lần vào người em Phan Nguyễn Ngọc H. khiến em bị thương nặng.

Thấy vậy, nhóm bạn đi cũng đã đưa em Phan Nguyễn Ngọc H. tới Bệnh viện Đa khoa khu vực An Khê cấp cứu nhưng đáng buồn là em đã trút hơi thở cuối ngay sau đó.

Riêng Trần Thị Minh T. sau khi gây án đã đến Công an thị xã An Khê để đầu thú. 

Sau khi hoàn tất công tác khám nghiệm, công an đã bàn giao thi thể em Phan Nguyễn Ngọc H. cho gia đình tổ chức mai táng.

hình ảnh

Mong rằng các em sẽ được quan tâm nhiều hơn để trở thành những người biết yêu thương, ảnh: DSD

Điều buồn nhất cho những người ở lại

Sự việc đã xảy ra thì không thể quay ngược thời gian, người đã mất cũng không thể sống lại. Chỉ mong đây sẽ là lần cuối cùng thấy những điều buồn thế này thôi bà con ạ.

Lời khuyên cho những cha mẹ có con đang ở tuổi mới lớn: Ở tuổi vị thành niên, trẻ thường muốn khẳng định mình cũng như rất muốn được những người xung quanh thừa nhận năng lực bản thân. Vào tuổi này trẻ cũng thường bắt đầu có những rung động đầu đời, nên cha mẹ rất khó nắm bắt tâm lý của trẻ. Không phải đứa trẻ nào cũng sẵn sàng chia sẻ, giãi bày tâm tư, suy nghĩ của mình với cha mẹ.

Trái lại, rất nhiều trẻ có xu hướng giấu kín, tự hành động theo suy nghĩ của bản thân, dẫn đến có những cách hành xử chưa phù hợp mang tính tiêu cực, ít nhiều ảnh hưởng tới sự phát của trẻ. Vì vậy, ở tuổi này các con rất cần sự chia sẻ của cha mẹ. Cha mẹ cũng từng là thiếu niên với biết bao lo lắng, hồi hộp, vì thế đến lượt con mình, cha mẹ giúp con hành trang bước vào đời là vô cùng quan trọng.

Trong thực tế, nhiều bậc cha mẹ vì sốt ruột, luôn thúc giục con đạt được những kỳ vọng của mình đã dẫn đến việc con cái luôn cảm thấy áp lực, trở nên căng thẳng trong cuộc sống, dẫn đến trầm cảm, thậm chí có ý nghĩ tiêu cực.

hình ảnh

Tuổi trẻ thường hay mắc sai lầm, nhưng có những sai lầm sẽ không còn cơ hội sửa chữa, ảnh: DSD

Nhiều bậc cha mẹ, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, thiếu sự quan tâm dành cho con nên không thấu hiểu khả năng, nguyện vọng, mơ ước của con, nhất là thiếu tôn trọng sự riêng tư của con, không biết bạn của con là ai, không cho con tự quyết định, không cho con thử làm và thất bại... có thể sẽ là những rào cản dẫn đến việc con cái càng ngày càng xa cách cha mẹ.

Theo các chuyên gia tâm lý, cha mẹ nên chia sẻ về những điều có thể diễn ra ở tuổi vị thành niên, để con được biết những gì có thể gặp phải và con có thể trao đổi với bố mẹ để được tư vấn.

Việc cố gắng tìm hiểu các bạn của con, hiểu những suy nghĩ của con, mong ước của con sẽ giúp cha mẹ tìm được cách giao tiếp tốt hơn với con. Cha mẹ có thể tâm sự với con về những thành công và thất bại khi con bước vào ngưỡng cửa cuộc đời và khuyến khích con học hỏi từ những kinh nghiệm của chính mình khi ở vào độ tuổi của con bây giờ. Đây là thời điểm cha mẹ nên dành thời gian gần gũi, sẵn sàng lắng nghe và chia sẻ với con những câu chuyện tuổi mới lớn. Nếu chẳng may con có những “vấp ngã” đầu đời, thì cha mẹ, bằng tình yêu thương và sự bao dung, vẫn luôn là chỗ dựa tin cậy, khích lệ con đứng dậy, mạnh mẽ bước đi.