Sau khi chấm dứt quãng thời gian đi học vui vẻ, được mẹ cha ‘bao lo’ từ nơi ăn, chốn ở và cả phí sinh hoạt, các cô gái của chúng ta sẽ bước vào thời kỳ khắc nghiệt nhất của cuộc sống: tìm kiếm việc làm.
Dù bạn đã có kinh nghiệm hay chưa thì một điều chắc chắn phải xảy ra: rất hồi hộp và lo sợ trong ngày phỏng vấn. Đặc biệt là trước câu hỏi của nhà tuyền dụng: “mức lương bạn mong muốn là bao nhiêu?”
Trả lời sao đây nhỉ? Đề xuất cao quá thì người ta bảo mình chảnh, năng lực chưa đủ tầm mà đòi hỏi này kia. Thấp quá thì bản thân thiệt thòi. Trong khi ngoài kia cái gì cũng cần có tiền, nào mỹ phẩm, áo quần, giày dép, những buổi đi chơi xa...Vậy thế nào gọi là “vừa đủ”, để đẹp lòng cả đôi bên, hẳn câu trả lời sẽ khó lắm đây.
Một ngày tồi tệ không có nghĩa là cả đời tồi tệ: Con gái muốn vượt qua cần hiểu chính mình
Hình minh họa (Ảnh: Pinterest.com)
Ví như câu chuyện của bạn gái tên Linh chẳng hạn, đi phỏng vấn biết bao lần, được nơi ưng ý nhất lại gặp sự cố cũng chỉ vì câu hỏi cuối: mức lương tự đề xuất. Ngày ấy, Linh còn là cô gái khờ khạo, ngu ngơ, chưa chưa tìm hiểu trước về mức lương của công ty.
Thứ hai, Linh không đủ tự tin với năng lực của mình. Cuối cùng, Linh không biết mức định giá về vị trí mà mình đang ứng tuyển trên thị trường. Nói nhiều, sợ bị từ chối, nói ít lại sợ mình bị thiệt. Vì không thể biểu đạt thành lời, Linh ấp úng: "Bao nhiêu cũng được, chỉ cần cho em cơ hội là được".
Kết quả, người phỏng vấn trả lời: Về đợi thông báo. Đợi đến ngày thứ 4 mà không nhận được bất cứ thông báo gì, không cần nghĩ cũng rõ, Linh đã hết hy vọng.
Thực ra, không ít người gặp phải tình huống này. Ban đầu mọi thứ đều khá suôn sẻ, nhưng một khi nhắc đến mức lương, họ bị rơi xuống hố. Vậy, làm thế nào để bắt nhịp phỏng vấn và có được mức lương mà mình mong muốn?
Hình minh họa (Ảnh: The Sun)
Giải pháp thứ nhất: Đừng bao giờ vặn vẹo lại nhà tuyển dụng
“Anh/ chị định mức lương bao nhiêu cho vị trí này?” là câu hỏi ‘ngược’ rất khó chấp nhận và có thể khiến nhà tuyển dụng bực mình. Trong trường hợp này, bạn không cần trả lời ngay. Hãy nhớ khi nhà tuyển dụng hỏi mức lương mong muốn tức là khả năng trúng tuyển của bạn rất lớn.
Để biết điều này, bạn có thể đặt ra câu hỏi "ướm thử”, chẳng hạn: “Với câu hỏi này, liệu em có thể xem đó là dấu hiệu mình đã trúng tuyển vào quý công ty?” Có hai khả năng xảy ra: nếu nhà tuyển dụng thực sự muốn tuyển bạn, họ sẽ trả lời “Có”. Nếu không, họ cũng chẳng phiền, nhưng sẽ không cố “ép” bạn phải nói ra mức lương bạn mong muốn nữa.
Tuy nhiên, bạn nên khéo léo che giấu sự vui mừng quá sớm đó đi. Nhà tuyển dụng rất có thể đang tìm hiểu xem mức lương mà bạn mong muốn có phù hợp với ngân sách tuyển dụng của họ hay không. Hãy nhớ rằng nhà tuyển dụng có một danh sách ứng viên phù hợp. Vì vậy bạn vẫn chưa là người cuối cùng được chọn.
Giải pháp thứ 2: Áp dụng thuật “đi vòng”, tham khảo chủ ý đối phương
Câu trả lời của bạn có thể gồm 2 phần, gồm âu dạo đầu: “Qua buổi trò chuyện cùng anh/ chị, em đã tìm được điều mình mong muốn ở đây. Em rất thích môi trường làm việc lý tưởng này, những thách thức mà công việc sẽ mang đến cho em, khả năng phát triển sự nghiệp cùng với những người mà em sẽ làm việc chung.
Hình minh họa (Ảnh: Tin247.com)
Vào vấn đề: “Tiền bạc là điều quan trọng đối với bất kỳ ai. Nhưng thú thật là em vẫn chưa nghĩ đến một con số cụ thể nào vì với em, còn nhiều thứ quan trọng hơn mức lương. Tuy nhiên vì anh/ chị đề cập, nên em có thể biết quý công ty dự định dành ngân sách tuyển dụng cho vị trí này như thế nào ạ?”.
Với cách trả lời này, bạn tạo được một không khí hòa nhã và thân thiện với nhà tuyển dụng, nhất là tránh được câu trả lời đối đầu trực tiếp.
Giải pháp thứ ba: Tiết lộ mức lương cũ
Phương pháp này tuy có chút rủi ro, nhưng bạn có thể trình bày như sau: Em từng làm vị trí trợ lý ở công ty cũ, với mức lương tháng là 12 triệu (có thể cao hơn tùy vào tình hình thực tế), mức lương trung bình của vị trí này khoảng 10-12 triệu, nên em mong muốn mức lương là 12 triệu, đây cũng là mức lương khẳng định 2 năm kinh nghiệm làm việc của em.
Giải pháp thứ ba: Tự tin đề xuất con số cụ thể.
Nếu bạn đủ tự tin vào năng lực của mình cũng như đã chuẩn bị kỹ trước khi phỏng vấn, cứ thẳng thắng đưa ra mức lương mong muốn. Nhưng nên nhớ, hãy đưa “khoảng” lương bổng cao hơn một chút so với dự định thực tế.
Hình minh họa (Ảnh: The Sun)
Ví dụ, nếu bạn ứng tuyển vào vị trí nhân viên marketing, và mong muốn mức lương 10 triệu đồng, bạn hãy nói với nhà tuyển dụng là bạn mong muốn mức lương trong khoảng 10 đến 11 triệu đồng. Nếu đó là mức nhà tuyển dụng đã định ra ban đầu thì xin chúc mừng bạn. Nếu không họ sẽ tìm cách thương lượng với bạn.
Sau cùng, việc đề xuất mức lương không thực sự quan trọng bằng năng lực của bạn. Vì thế, câu trả lời không bao giờ là duy nhất, chỉ cần bạn có tài năng thực sự ắt sẽ có mức lương tương xứng với mình.
Nguồn tham khảo: Tổng hợp