1. Mái tôn là gì?
Mái tôn là loại mái che được lợp từ tôn là loại vật liệu xây dựng được sử dụng để lợp mái nhà, mái che, mái công trình,…giúp bảo vệ công trình khỏi những tác động của các yếu tố như nắng, mưa, gió,…Mái tôn là loại vật liệu được sử dụng phổ biến trong các công trình xây dựng hiện nay. Mái tôn ngày càng đa dạng vễ mẫu mã đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng với những ưu điểm vượt trội của mình.
2. Thi công làm mái tôn giá bao nhiêu?
Thi công làm mái tôn giá bao nhiêu là câu hỏi rất nhiều người thắc mắc? Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại tôn với nhiều thương hiệu, độ dày, kết cấu cột kèo, kết cấu xà gồ khác nhau do đó giá làm mái tôn cũng có sự khác nhau rõ rệt. Với mái tôn thường có giá rẻ nhất từ 300.000đ/m2 trở lên đã bao gồm thi công lắp đặt hoàn thiện.
Bảng báo giá thi công làm mái tôn đẹp giá rẻ mới nhất 2023
Ghi chú:
- Giá trên chưa bao gồm thuế VAT 10%
- Giá trên đã bao gồm công lắp đặt và vận chuyển tại nội thành Hà Nội và TPHCM
- Sản phẩm thiết kế báo giá căn cứ vào bản vẽ chi tiết hồ sơ thiết kế
- Tất cả sản phẩm bảo hành 12 tháng
Giá thi công mái tôn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau đó là:
- Đơn vị thi công mái tôn
Các đơn vị thi công mái tôn trọn gói sẽ có mức giá khác nhau, dù mức chênh lệch không quá nhiều nhưng cũng tác động tới quyết định lựa chọn của khách hàng. Nên ưu tiên lựa chọn các đơn vị thi công lợp mái tôn uy tín, thông tin rõ ràng.
- Loại mái tôn, độ dày mái tôn
Giá làm mái tôn cũng phụ thuộc vào loại tôn, độ dày mái tôn bạn lựa chọn. Giá tôn lợp mái Hoa Sen sẽ có mức giá cao hơn tôn Việt Nhật và thấp hơn so với tôn Đông Á.
- Vị trí công trình làm mái tôn
Công trình lợp mái tôn có vị trí thuận tiện thì sẽ hạn chế được các khoản chi phí phát sinh như vận chuyển, nhân công lợp mái tôn,….
3. Xem mẫu 50 mái tôn đẹp mới nhất.
a. Mẫu mái tôn đẹp hiện đại.
Mẫu mái tôn đẹp
Mẫu mái tôn chống nóng
Mẫu mái tôn sân thượng
Mẫu mái tôn giả ngói
Mẫu mái tôn chống nóng tầng 2
Mẫu mái tôn nhà biệt thự
Mẫu mái tôn hiện đại
Mẫu mái tôn chống nóng nhà cũ
Mẫu mái tôn chuồng cọp
Mẫu mái tôn sân thượng
Mẫu mái tôn hiện đại
Mẫu mái tôn nhà biệt thự
Mẫu mái tôn cao cấp
Mẫu mái tôn đẹp
Mẫu mái tôn chống nóng
Mẫu mái tôn giả ngói
Mẫu mái tôn đẹp nhà ống
Mẫu mái tôn sân chơi tầng thượng
Mẫu mái che tôn với cổng sắt CNC
Mẫu mái tôn chuồng cọp chống chộm
Mẫu mái che tôn sân chơi trước nhà
Mẫu mái che tôn đẹp nhà phố
Mẫu mái tôn chống nóng
Mẫu mái che tôn sân cổng
Mẫu mái tôn đẹp giá ngói
Mẫu mái che tôn sân thượng
Mẫu mái tôn nhà biệt thự
Mẫu mái che tôn chuồng cọp
Mẫu mái tôn đẹp nhà cấp IV
Mẫu mái tôn đẹp hiện đại
b. Hình ảnh thi công mái tôn.
Thi công mái tôn sân thượng
Thi công mái tôn chống nóng
Thợ thi công mái tôn đẹp
Lợp mái tôn chống nóng nhà cấp IV
Làm nhà khung thép mái tôn
Thợ thi công mái tôn nhà phố
Làm nhà khung thép mái tôn
Lợp mái tôn và chuồng cọp chống trộm
Thi công mái tôn chống nóng sân thượng
Thợ thi công mái tôn khung thép
Làm mái tôn xốp chống nóng mùa hè
Thọ thi công mái tôn chống dột
Làm khung thép mái tôn nhà xưởng
Làm mái tôn xống chống nóng, chống ồn
Thợ thi công mái tôn đẹp giá rẻ
Làm nhà khung sắt mái tôn
Làm mái tôn chống nóng
Thi công khung thép mái tôn nhà phố
Chống nóng mái tôn mùa hè
Làm nhà khung thép mái tôn
4. Mái tôn có kết cấu như thế nào?
Kết cấu mái tôn bao gồm các thành phần sau:
- Hệ thống trụ
Là bộ phận được hàn với bản mã để bắt xuống nền nhà, trần bê tông bằng tacke, nó có tác dụng chịu lực cho toàn bộ phần trên của mái tôn nên chúng ta cần phải gia cố thật chắc chắn, đảm bảo sự an toàn mỗi khi có gió bão lớn. phần trụ thường được làm bằng sắt pi90, pi110 hoặc hộp vuông 90 có độ dày khoang 2ly đến 3ly.
- Hệ thống kèo
Có rất nhiều kiểu kèo mái tôn rất đa dạng mà tùy theo công trình để chúng ta thiết kế sao cho phù hợp, có loại kèo chữ A, kèo hình bán nguyệt, kèo cung tròn, kèo tam giac…Chúng được gắn lên đầu trụ để hàn xà gồ lên đó. kèo thường được làm bằng các laoij sắt hộp, sắt y, sắt V và được liên kết với nhau thành một khối vững chắc
- Hệ thống xà gồ
Xà gồ là bộ phận để bằn tôn lên đó, chúng thường được làm từ sắt hộp 30×60 hoặc 40×80, thông thường khoảng cách giũa 2 thanh xà gồ cách nhau khoảng 70cm đến 80cm để đảm bảo độ chắc chắn cho mái tôn, xà gỗ cũng chính là điểm liên kết giữa các kèo, tạo nên một hệ thống mái tôn vô cùng chắc chắn và có độ an toàn cao.
- Hệ thống tôn lợp
Là các loại tôn lạnh, tôn cách nhiệt, tôn chống nóng được liên kết với kèo bằng đinh vít, lưu ý khi bằn tôn phải cách một sóng bắn một con vít, phần đinh vít cũng nên chọn loại đinh có đầu roong cao su hoặc đinh vít mạ crom khỏi bị rỉ sét gây ra hiện tượng dột mái tôn. Hiên nay tôn lợp có rất nhiều chủng loại và màu sắc khác nhau, quý khách tha hồ chiêm ngững và lựa chọn cho mình một loại tôn phù hợp nhất để mang nhiều ý nghĩa hơn cho công trình bạn.
- Hệ thống ốc vít
Ốc vít được dùng để gắn tôn lợp với hệ thống khung, yêu cầu đối với loại ốc vít này phải có khả năng chống rỉ, có roong cao su đảm bảo chất lượng để tránh xảy ra tình trạng bị dột khi mưa. Để đảm bảo chắc chắn hơn có thể sử dụng thêm keo giúp chịu được gió bão tốt hơn.
Kết cấu mái tôn
5. Mái tôn có bao nhiêu loại?
Tôn lợp mái trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại, theo từng mục đích sử dụng, với nhiều hãng sản xuất, giá cả từ thấp đến cao. Chúng tôi xin phân loại thành các dòng sản phẩm chính sau:
a. Làm mái bằng tôn giả ngói.
Tôn giả ngói là một trong các kiểu lợp mái tôn quen thuộc được nhiều người dùng ưa chuộng hiện nay. Kiểu mái tôn này được sử dụng nhiều nhất trong những ngôi nhà có kiến trúc biệt thự hoặc mái có độ dốc lớn.
Với trọng lượng nhẹ nên tôn sóng ngói lợp mái có khả năng làm giảm được một lượng trọng tải lớn tác động lên phần khung sườn của mái cùng hệ thống cột và móng. Các tấm tôn khi được lợp đều được liên kết với các ốc vít là vít tự khoan được xử lý nhiệt nên rất chắc chắn và có thể chịu được được dưới các tác động từ thời tiết. Ngoài ra tôn giả ngói được sản xuất với rất nhiều kiểu dáng cùng màu sắc khác nhau nên khách hàng sẽ có thêm nhiều sự lựa chọn cho công trình của mình.
b. Làm mái bằng tôn lạnh.
Bên cạnh tôn giả ngói thì tôn lạnh cũng thuộc nhóm các loại mái tôn rất được yêu thích hiện nay nhờ vào khả năng phản xạ và hạn chế được tối đa các tia nắng từ mặt trời của mình. Chính vì vậy mà khi sử dụng làm mái tôn này thì không gian của công trình sẽ luôn được thoáng đãng và mát mẻ.
Thêm vào đó bởi tôn lạnh có hai thành phần nhôm và kẽm chiếm tỷ lệ rất cao nên loại tôn này còn có thêm tính chống ăn mòn vô cùng siêu việt. Độ bền của tôn lạnh cũng được đánh giá rất cao, có thể chống lại các tác động thời tiết và tuổi thọ thì cao gấp 4 lần so với những loại tôn mạ kẽm thông thường.
c. Làm mái bằng tôn cách nhiệt.
Hay còn được biết đến với những tên gọi khác như tôn mát, tôn chống nóng, tôn chống ồn, tôn xốp, tôn PU,… được cấu tạo từ 3 lớp gồm Lớp tôn bề mặt + lớp PU + lớp lụa PVC với mỗi lớp có những công dụng riêng biệt như sau:
- Lớp tôn bề mặt: Được tráng bởi Polyestes nhằm tăng độ bóng sơn và giúp màu sơn luôn được như mới
- Lớp PU: Tăng cường hiệu quả cách âm và cách nhiệt
- Lớp lụa PVC: Ngăn chặn và phòng ngừa khả năng cháy có thể xảy ra để mang đến tính thẩm mỹ cho trần nhà
d. Làm mái bằng tôn cán sóng.
Tôn cán sóng chính là loại tôn mạ kẽm và được phủ sóng để tăng thêm tính thẩm mỹ. Hiện nay trên thị trường kiểu dáng của tôn cán sóng vô cùng đa dạng từ tôn 5 sóng, tôn 9 sóng cho đến tôn 11 sóng,…Cũng vì nhờ đó mà loại mái tôn này được sử dụng chủ yếu để tăng vẻ độc đáo và hiện đại cho công trình. Tuy nhiên tôn cán sóng không được lót thêm các lớp xốp hay PU nên khả năng kháng nhiệt còn chưa hiệu quả, vì vậy mà nó thường được dùng cho những công trình ở nơi có thời tiết mát mẻ, ổn định.
e. Làm mái bằng tôn mạ kẽm.
Nếu đã nhắc đến các kiểu lợp mái tôn thì không thể nào bỏ qua tôn mạ kẽm. Đây là loại tôn được làm từ các tấm kim loại và trong quá trình nhúng nóng sẽ được phủ thêm một lớp kẽm. Ưu điểm nổi trội của tôn mạ kẽm là khả năng chống gỉ và hạn chế ăn mòn cao. Bên cạnh đó tôn mạ kẽm còn có giá thành rẻ, trọng lượng nhẹ, dễ dàng vận chuyển và tiện lợi khi lắp đặt, thi công. Kiểu tôn này thường được dùng chủ yếu để làm vách ngăn, các công trình nhà kho, nhà xưởng,…
d. Làm mái bằng tấm nhựa lấy sáng.
Đây là dòng sản phẩm hay bị nhầm lẫn với các loại vật liệu tôn lợp nhà . Tuy nhiên, tấm nhựa này là loại tấm nhựa lợp có độ trong suốt cao, có khả năng chịu nhiệt và chịu được áp lực, có thể nhìn xuyên thấu. Vì thế, tùy vào nhu cầu có thể lựa chọn các sản phẩm lợp mái nhà cho phù hợp.
6. Sử dụng mái tôn có ưu điểm gì?
Không phải ngẫu nhiên mà hiện nay, người dân hầu như đều ưa chuộng và lựa chọn mái tôn cho công trình nhà mình. Bởi nó mang lại nhiều ưu điểm vượt bậc, được mệnh danh là “vua” của các loại vật liệu lợp mái bởi những ưu điểm vượt trội sau:
Bền với thời gian: Nếu mái tôn được thi công lắp đặt đúng kỹ thuật, đúng tiêu chuẩn thì sẽ có tuổi thọ trên 10 năm, tùy từng loại tôn. Ngoài ra mái tôn còn chống rêu, mốc và côn trùng. Thời gian bảo hành sẽ tùy vào nhà sản xuất.
Trọng lượng nhẹ: Trọng lượng của mái tôn chỉ bằng 1/10 so với ngói, Giúp cho ngôi nhà được an toàn khi không phải chịu tải trọng lớn từ mái tôn dồn xuống.
Thi công nhanh: Vì mái tôn nhẹ nên việc thi công sẽ trở nên đơn giản hơn, tiết kiệm được thời gian xây dựng. Đặc biệt, đối với những nơi hay bị mưa bão thì việc thi công nhanh chóng sẽ rất có lợi cho người dân.
Chống cháy cao: Mái tôn là tấm lợp kim loại nên sẽ không cháy. Hơn nữa, được lắp đặt trên cấu trúc khung thép lại càng chống cháy cao.
Cách nhiệt tốt: Hiện nay, hầu hết các loại mái tôn đều chống nóng, có khả năng bức xạ nhiệt từ mặt trời, giúp giảm thiểu nhiệt độ trong phòng trong những ngày hè nắng nóng. Điều này giúp tiết kiệm điện năng khi sử dụng điều hòa. Mặc dù vậy bạn cũng nên sử dụng thêm các vật liệu như túi khí, bông thủy tinh, PU để tăng cường cách nhiệt hiệu quả cho mái tôn.
Chống thấm dột: Thi công lắp đặt mái tôn theo đúng độ dốc tiêu chuẩn, phù hợp với từng kết cấu của công trình thì sẽ thoát nước tốt, khộng bị ứ đọng nước, tránh được thấm dột.
Chi phí bảo trì thấp: Mái tôn là vật liệu bền, chịu được thời tiết khắc nghiệt nắng, mưa, nóng, lạnh thất thường mà hình dạng không bị thay đổi và không bị nứt. Chính vì thế việc tiến hành bảo trì sẽ rất là ít.
Thi công mái tôn giá rẻ
7. Tư vấn lựa chọn mái tôn cho công trình.
Trước khi làm mái tôn chủ đầu tư cần lưu ý một số điểm sau để lựa chọn được loại tôn phù hợp với mục đích sử dụng nhà xưởng, đảm bảo dộ bền lâu và sự an toàn.
- Độ dày của tấm tôn lợp
Với những công trình nhà xưởng đặt ở vị trí thường xuyên chịu tác động mạnh của thời tiết như mưa bão, gió mạnh, mưa đá,… thì nên lựa chọn các loại tấm tôn lợp dày từ 0,4 – 0,5mm để tăng sự chắc chắn, độ bền.
- Số lượng sóng tôn
Số lượng sóng tôn nhiều hay ít ảnh hưởng đến khả năng thoát nước khi trời mưa. Với những loại tôn lợp 5 sóng, 7 sóng thì khả năng thoát nước nhanh hơn do bước sóng lớn (khoảng cách giữa 2 sóng tôn) nên thường được sử dụng để lợp mái. Còn với những loại tôn 9 sóng, 11 sóng thường được sử dụng để làm vách hoặc hàng rào.
- Tính năng từng loại tôn lợp
Mỗi một loại tôn có những ưu nhược điểm riêng, do đó cần phải nắm được điều này để từ đó dựa trên nhu cầu sử dụng, chi phí đầu tư để đưa ra lựa chọn loại tôn lợp hợp lý sao cho tối ưu chi phí đầu tư nhất và đảm bảo được công năng nhiều nhất.
- Màu sắc của tấm tôn lợp
Có thể lựa chọn màu dựa trên yếu tố phong thủy hợp mệnh với chủ đầu tư để mang lại may mắm sự thuận lợi hoặc lựa chọn màu nào dựa trên khả năng hấp thụ nhiệt.
- Giá thành của từng loại tôn
Tôn 1 lớp, tôn 2 lớp, tôn 3 lớp, tôn lạnh, tôn giả ngói, tôn mạ kẽm,…. giá thành sẽ có sự chênh lệch khá lớn và giữa các thương hiệu nhà sản xuất khác nhau thì giá bán cũng sẽ khác nhau. Tùy vào chi phí đầu tư để lựa chọn loại tôn lợp phù hợp về chất lượng và giá cả.
Thợ thi công làm mái tôn
8. Quy trình thi công làm mái tôn.
Sau đây là quy trình thi công làm mái tôn chuẩn, đúng kỹ thuật, đạt thẩm mỹ cao của công ty chúng tôi:
- Bước 1: Thi công xà gồ hệ khung mái
Dựa vào bản vẽ biện pháp thi công lợp mái tôn, nhân công lợp mái tôn của chúng tôi sẽ thi công xà gồ hệ khung mái dễ dàng. Trong quá trình thực hiện, nhân công lợp mái tôn sẽ đảm bảo các yếu tố như độ ẩm giữa khung kèo và xà gồ, khoảng cách, độ dày của xà, độ dốc của mái,…
- Bước 2: Lắp đặt các viền bao quanh
Sử dụng đinh đóng mái khoảng 1 1/4 inch để cố định diềm mái và mái hắt bao quanh ngôi nhà. Nếu có máng nước thì viền mái sẽ được đặt chồng lên các cánh của mái tôn. Các viền bao quanh sẽ được nhân công làm mái tôn thực hiện chính xác.
- Bước 3: Lắp đặt các tấm mái tôn
Mái tôn sẽ được lợp theo trình tự từ đỉnh cao nhất, lần lượt đến phần mép mái. Tấm tôn lợp mái đầu tiên sẽ được đặt nhô khỏi mái một khoảng cách khoảng 3/4 inch. Các tấm lợp mái tiếp nhau thì sẽ được gối lên nhau tối thiểu là 1 inch.
- Bước 4: Lắp đặt các tấm che khe nối
Tấm che khe nối được sử dụng để che đi các vết nối ghép ở mái có công dụng che chắn nước mưa, hạn chế bụi bẩn và bảo vệ lớp cách nhiệt. Nhân công lợp mái tôn sẽ uốn cong tấm che khe thành hình chữ V và bắt vít cố định.
- Bước 5: Hoàn thành thi công mái tôn
Nhân công lợp mái tôn sẽ kiểm tra toàn bộ phần mái tôn được lợp từ bên trong đến bên ngoài. Cuối cùng, bàn giao công trình cho khách hàng.
Chúng tôi là đơn vị làm mái tôn trọn gói, giá rẻ mà bạn nên ưu tiên lựa chọn. Đơn vị có bảo hành các công trình nhà xưởng lợp mái tôn do đơn vị thi công. Vậy nên, việc lựa chọn công ty chúng tôi để lợp mái tôn là giải pháp giúp bạn tiết kiệm chi phí, đảm bảo tiến độ, chất lượng và tuổi thọ cho công trình xây dựng. Mọi chi tiết xin liên hệ:
Làm mái tôn tại Hà Nội và khu vực phía bắc: 0971.867.543
Làm mái tôn tại TPHCM và khu vực phía nam: 0909.911.359
Quý khách xem thêm: