Vào năm 2019, gạo ST25 của ông Hồ Quang Cua đã danh dự giành được giải nhất danh hiệu GẠO NGON NHẤT THẾ GIỚI tại Manila, Philipines và đạt được gỉaỉ nhì của GẠO NGON THẾ GIỚI năm 2020. Theo đà phát triển, kỹ sư Hồ Quang Cua đã cho nghiên cứu nhiêu cách trồng trọt theo từng thời điểm khác nhau và các khu vực khác nhau. Vậy giữa gạo thơm Sóc Trăng ST25 và gạo ST25 lúa tôm có gì khác biệt?
Đặc tính giống lúa ST25 lúa tôm và lúa thường
Theo kỹ sư Hồ Quang Cua, 2 giống lúa để cho ra được gạo ST25 và gạo ST25 lúa tôm là cùng một giống được nghiên cứu và không ngừng cải tiến từ dòng lúa thơm ST. Vì thế, ngoài việc đem lại những hạt gạo trắng trong, thon dài, đều đặn thì giống lúa này còn sinh trưởng trong điều kiện hạn mặn và chống chọi với sâu bệnh, phù hợp với khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, Sóc Trăng.
Thời gian sinh trưởng trung bình của giống lúa ST25 là từ 95-100 ngày, kháng đạo ôn cấp 2, thân cứng hạn chế việc gió lay ngã, dễ canh tác, chịu độ phèn cao, thích nghi được nhiều môi trường, đặc biệt ở các địa phương tiếp giáp với biển như Sóc Trăng và trong vùng nuôi tôm. Vì thế, giống lúa để sản xuất ra gạo ST25 được đánh giá rất cao trên thị trường gạo hiện nay.
Quy trình trồng trọt
Đối với giống lúa ST25 thông thường sẽ được trồng quanh năm và thu hoạch vào nhiều mùa vụ khác nhau theo tiêu chuẩn của VietGAP để đảm bảo chất lượng đến người tiêu dùng.
Đầu tiên để sản xuất được gạo ST25 càn lựa chọn khu vực trồng trọt hợp lý, không ô nhiễm và không phát sinh các trường hợp ô nhiễm hoá, sinh học khác. Sau đó sẽ tiến hành các cuộc kiểm soát và đánh giá mức dộ an toàn cho loại lúa ST25. Tiếp đó sử dụng phân bón bổ sung theo tiêu chuẩn đã được xử lý sạch sẽ, dùng các hoá chất, thuôc bảo vệ thực vật thuộc mục được phép sử dụng và kinh doanh tại Việt Nam. Cuối cùng sẽ thu hoạch, xử lý lại khu vực canh tác và tiếp tục trồng mùa vụ mới
Còn với loại gạo ST25 lúa tôm sẽ chỉ trồng được 1 mùa vụ trong 1 năm theo tiêu chuẩn riêng
Đọc thêm: https://gaophuongnam.vn/tim-hieu-su-khac-biet-giua-gao-st25-thong-thuong-va-gao-st25-lua-tom