Các tín đồ cà phê thường dành nhiều thời gian để tự pha cho mình một ly cà phê đúng sở thích. Vì thế, việc mua cà phê loại nào ngon, cách bảo quản cà phê thế nào luôn là những vấn đề được quan tâm hàng đầu. Khi mua cà phê, chắc hẳn bạn thường gặp những thuật ngữ được in trên bao bì như Light roast, Dark roast, Medium Roast, thậm chí là cả Vienna Roast, French Roast hay Italian Roast… Tại sao lại có nhiều mức độ rang đến thế, và sự khác biệt thực sự của chúng là gì? Cùng Whittard tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

1. Nguyên lý phân loại cà phê rang

Trước khi được rang lên, hạt cà phê nhân thô thường có mùi như mùi “cỏ tươi” và có rất ít hoặc gần như không có vị nào liên quan đến cà phê. Vì vậy, có thể nói rằng, cà phê là cách gọi riêng sau khi rang của loại hạt này. Nói cách khác, cà phê chúng ta thường uống chỉ thực sự là cà phê nếu nó được rang lên.

Quá trình rang cà phê là một công đoạn bắt buộc bởi quá trình này sẽ gây ra những biến đổi đáng kể trong các thành phần của hạt, giúp khai thác tối đa đặc tính hương vị tiềm năng trong mỗi loại hạt thành những hương vị thực thụ cuối cùng mà chúng ta cảm nhận được trong ly cà phê.

Mặc dù trong quá trình rang cà phê có rất nhiều biến đổi xảy ra như sự thay đổi về màu sắc, trương nở về cấu trúc, hao hụt về khối lượng, thay đổi hương vị…, thì cách phổ biến nhất để mô tả sự biến đổi của cà phê trong quá trình rang là dựa vào màu sắc của hạt.

Khi hạt cà phê hấp thụ nhiệt trong quá trình rang, màu sắc của chúng trở nên đậm hơn từ xanh sang vàng, nâu, nâu sẫm đen và cuối cùng là hóa than.. Các loại dầu tự nhiên cũng xuất hiện trên bề mặt hạt ở nhiệt độ cao và dễ dàng nhận ra.

Màu sắc hạt cà phê sau khi rang

Màu sắc hạt cà phê sau khi rang

2. Phân biệt 3 cấp độ rang phổ biến của cà phê

Có 3 cách phân biệt cấp độ rang tương đối phổ biến, được nhiều nhà sản xuất sử dụng để phân biệt loại cà phê của mình:

  • Cinnamon roast/ Light roast (gọi chung là Light roast)
  • Medium roast/ American roast/ City roast
  • Dark roast/ Full City roast/ Vienna roast/ French roast/ Italian roast

Đây là 3 cấp độ phổ biến nhất dựa vào màu sắc của hạt cà phê sau khi rang. Sau đây là chi tiết về mỗi cấp độ:

2.1 Cấp độ 1: Light Roast (Cinnamon roast)/ Rang nhạt

Cà phê rang nhạt - Light Roast

Cà phê rang nhạt – Light Roast

Cấp độ 1 Cinnamon Roast là cách rang rất nhạt. Màu cà phê ở cấp độ rang này giống màu vỏ quế, vì thế nên nó cũng được gọi là cấp độ Cinnamon Roast. Quá trình rang ở cấp độ này kết thúc trước tiếng nổ đầu tiên nên cà phê thường có vị rất chua, tươi mới, nổi bật với mùi nhựa vỏ cây và tổng thể có body rất nhẹ. Thông thường cà phê không được rang theo cách này nên không xem như một giai đoạn chính thống.

Cấp độ Light Roast là giai đoạn cà phê được lấy ra ngay khi xuất hiện tiếng nổ đầu tiên (từ từ 195oC đến 205oC). Khi thử hạt của ở độ rang này ta sẽ thấy hương vị của hoa quả, đậu, vị chua nhiều, ngọt, và rất ít đắng.

2.2 Cấp độ 2: Medium Roast/ Rang trung bình

Cà phê rang vừa - Medium Roast

Cà phê rang vừa – Medium Roast

Medium roast (hay City roast) là giai đoạn rộng giữa hai lần nổ của cà phê. Lúc này hạt đã giải phóng một lượng dầu (lipit) trên bề mặt, đặc tính axit hơi bị âm, nhưng những đặc tính nguyên thủy vẫn được giữ nguyên – Nói chung, Medium roast thích hợp cho uống Espresso vì thể hiện sự bằng vừa phải giữa các đặc tính axit, vị caramel êm dịu, sự đậm đà ở mức trung bình (medium body).

2.3 Cấp độ 3: Dark Roast- Rang đậm

Cà phê rang đậm - Dark Roast

Cà phê rang đậm – Dark Roast

Dark Roast là một giai đoạn khá rộng của hạt cà phê trong máy rang, từ màu nâu vừa đến màu than đen bóng. Cà phê có thể được lấy ra ngay những giây đầu tiên xuất hiện tiếng nổ thứ hai, tức 205oC đến 232oC hoặc ngay trước lúc chuẩn bị hóa thành than. Các đặc tính hạt chiếm ưu thế và độ đồng nhất cao vì hầu như cà phê đã không còn các tính chất hương vị đặc thù riêng. Đây là lựa chọn của rất nhiều chuỗi cà phê lớn để đảm bảo tính thống nhất về hương vị.

Giai đoạn cuối cùng của Dark Roast sẽ đưa hạt cà phê đến vùng tiệm cận, trước khi bước sang biên giới của “than”. Khi hạt đã hấp thụ nhiều nhiệt lượng hơn, tạo ra nhiều phản ứng chưng cất và Maillard hơn. Đặc tính Enzymatic (Hương hoa quả) trong hạt về mức tối thiểu và tính chất rang (Sugar Browning, Dry Distillation) vươn lên với độ đắng cao, có mùi khói (khói), than(carbonized), đường cháy hay thuốc lá… nổi bật khi pha. Đôi khi, dưới bàn tay thợ lão luyện, lành nghề, Dark Roast là đỉnh cao nhất của cà phê. Song trong hầu hết trường hợp, việc này chỉ được dùng để phối trộn nhiều loại cà phê với nhau cho phẩm chất trung bình.

Cấp độ rang thường được ghi ngay trên nhãn cà phê

Cấp độ rang thường được ghi ngay trên nhãn cà phê (Ảnh: Whittard of Chelsea VN)

3. Mua cà phê ở cấp độ nào? Mua cà phê ở đâu uy tín?

Việc lựa chọn mua cà phê ở cấp độ rang nào phụ thuộc rất nhiều vào cách bạn định pha chế ly cà phê của mình theo phương pháp nào. Thông thường, nhà sản xuất sẽ có khuyến nghị phương pháp pha chế phù hợp đối với từng loại cà phê.

Ví dụ như đối với cà phê của Whittard – thương hiệu trà, cà phê và socola nóng Anh quốc với lịch sử hơn 135 năm – mỗi loại đều được phân loại theo cấp độ rang và đi kèm hướng dẫn những phương pháp pha chế phù hợp. Cà phê Whittard với chất lượng cao cấp tuyển chọn từ những vùng đất trồng cà phê đặc sản hàng đầu hứa hẹn sẽ mang đến những trải nghiệm tuyệt vời nhất cho tín đồ cà phê.

Liên hệ: Whittard of Chelsea Việt Nam

Địa chỉ: 78 Vũ Phạm Hàm, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội

Liên hệ để được hỗ trợ và tư vấn thông tin sản phẩm: 0903761886