Cửa gỗ sử dụng trong xây dựng nhà ở hiện nay có ba loại: cửa gỗ đặc, cửa lõi rỗng và cửa lõi đặc với ưu nhược điểm riêng. Hãy cùng Trường Thắng so sánh từng loại cửa gỗ trong bài viết sau đây.
Cửa gỗ đặc nguyên khối từ lâu đã được coi là sự lựa chọn cao cấp và duy nhất cho các ngôi nhà. Nhưng dần dà theo thời gian, những đổi mới trong quy cách sản xuất đã cho ra đời những dòng cửa mới là cửa lõi rỗng và cửa lõi đặc, so sánh cạnh tranh cùng cửa gỗ đặc. Thoạt nhìn, nhiều cửa phòng và cửa chính bằng gỗ trông giống như chúng được làm hoàn toàn bằng gỗ nguyên khối. Nhưng sự thật là chúng thường được áp dụng các phương pháp xây dựng được thiết kế sao cho trông giống với gỗ nguyên khối, mà lại khắc phục được nhược điểm cố hữu của gỗ nguyên khối.
Các dòng cửa gỗ thông dụng nhất hiện nay là cửa gỗ đặc, cửa gỗ lõi rỗng và cửa gỗ lõi đặc.
Cửa gỗ sử dụng trong xây dựng nhà ở hiện nay có ba loại: cửa gỗ đặc, cửa lõi rỗng và cửa lõi đặc. Mỗi loại cửa được cấu tạo khác nhau và có những ưu nhược điểm riêng. Ngày nay, vấn đề lựa chọn cửa phù hợp nhất cho nhu cầu của gia chủ là vấn đề được quan tâm nhiều hơn. Không có cửa gỗ nào là hoàn hảo cho mọi nhu cầu.
1. Cửa gỗ đặc
- Được làm từ mọi loại gỗ
- Thường là cửa panel hơn là cửa phẳng
- Cửa phòng hoặc cửa chính
- Phong cách truyền thống
- Cửa gỗ đặc được làm từ một tấm gỗ thịt hoặc phổ biến hơn là kết cấu cửa panel sử dụng gỗ tự nhiên — dù là gỗ mềm như thông hay gỗ cứng như sồi hoặc gỗ phong. Cửa chính làm từ gỗ thường sử dụng kết cấu gỗ nguyên khối để tăng cường độ bền và an ninh. Tuy nhiên, với cửa phòng, bạn có những lựa chọn khác.
Cửa gỗ nguyên khối là gỗ tự nhiên 100%, ngoại trừ phụ kiện. Rất ít cửa gỗ đặc là những phiến gỗ đơn lẻ, thống nhất. Cửa gỗ đặc hiện nay thường được làm ở dạng panel. Khả năng cách âm từ tốt đến xuất sắc, tùy vào loại gỗ. Các loại gỗ mềm như thông không cách âm tốt, nhưng các loại gỗ cứng như sồi và phong lại có khả năng ngăn chặn sự truyền âm giữa các phòng rất tốt.
Cửa panel cổ điển trông giống như một mảnh gỗ, mặc dù nó không phải vậy. Cửa sáu panel cổ điển đã có từ nhiều thế kỷ trước và được ghép từ những panel riêng lẻ, liên kết bởi các đố cửa trên, dưới, đố ngang và đố dọc. Khi được nhuộm màu hoặc sơn, cửa gỗ panel trông giống như một tấm gỗ nguyên khối đã được tạo hình với các đường viền trang trí.
Ưu điểm
- Vững chắc và bền
- Cứng cáp
- Khả năng cách âm tuyệt vời
- Khả năng chống cháy khá tốt
- Giúp duy trì giá trị bán lại của ngôi nhà
Nhược điểm
- Đắt
- Có thể dãn nở hoặc cong vênh
- Cửa gỗ đặc có thể sử dụng cho cả cửa phòng và cửa chính. Đối với cửa chính, gỗ phải được hoàn thiện hoặc sơn. Cửa gỗ nguyên khối là một lựa chọn tốt cho những thiết kế đòi hỏi màu sắc lịch sử.
2. Cửa lõi rỗng
- Giấy bìa hoặc lõi nhựa phủ gỗ
- Chỉ làm cửa phòng
- Thường được lắp cho căn hộ
- Cửa lõi rỗng được xây dựng bằng một lớp gỗ hoặc MDF phủ trên lõi bằng bìa cứng hoặc nhựa/giấy tổ ong. Cửa lõi rỗng thường là lựa chọn tiết kiệm chi phí. Được sử dụng làm cửa phòng hoặc cửa thông phòng trong nhà.
Hầu hết các dự án nhà hoặc căn hộ tầm trung được xây dựng hiện nay đều được hoàn thiện cơ bản bằng cửa lõi rỗng. Rẻ và nhẹ, những cánh cửa này dễ lắp đặt và có thể tiết kiệm là lợi thế so sánh của loại cửa gỗ này.
Cách gọi những cánh cửa này là rỗng có phần hơi gây hiểu nhầm vì chúng có phần lõi tổ ong được đặt bên trong khung gỗ đặc và phủ veneer bên ngoài. Khung và lõi tổ ong tạo nên độ cứng nhất định cho cửa cũng như khả năng cản âm tối thiểu. Khoảng không gian trống đáng kể giúp cho cửa nhẹ và dễ lắp.
Cửa phẳng phủ veneer bên trong căn hộ Lucky Palace với phần lõi plywood. Có tác dụng chống nước tốt, phù hợp cho cửa phòng ngủ và phòng vệ sinh.
Dù có phần ọp ẹp, nhưng cửa lõi rỗng vẫn có vị trí trong nhà vì rẻ hơn rất nhiều so với cửa gỗ hoặc cửa lõi đặc. Nếu bạn cần lắp đặt cửa cho toàn bộ ngôi nhà, bạn có thể tiết kiệm rất nhiều tiền bằng cách sử dụng cửa lõi rỗng cho phòng ngủ, phòng tắm, phòng đựng thức ăn và phòng thay đồ.
Ưu điểm
- Giá thành rẻ
- Dễ lắp đặt vì có trọng lượng nhẹ
- Ổn định, hiếm khi cong vênh
Nhược điểm
- Cách âm kém
- Chống cháy kém
- Cấu trúc yếu
- Các cạnh tiếp xúc do không được phủ veneer
3. Cửa lõi đặc (cửa gỗ engineered)
- Cốt gỗ kỹ thuật với veneer gỗ tự nhiên
- Nhóm cửa phòng
- Nhóm cửa lõi khoáng chống cháy
Cửa lõi đặc đại diện cho một phương pháp thay thế. Trong đó một lớp veneer được phủ lên trên lõi rắn làm bằng gỗ kỹ thuật. Chẳng hạn như ván sợi, plywood, gỗ ghép thanh, gỗ composite. Loại cửa này kế thừa những ưu điểm cơ bản của cả cửa gỗ đặc và cửa lõi rỗng. Chúng có giá thành tương đối nhưng khá cứng cáp và chắc chắn. Do mật độ gỗ kỹ thuật cao, những cánh cửa này thực sự có thể nặng hơn và chắc hơn một số cửa gỗ nguyên khối.
Những loại cửa giá trung bình này có giá cả phải chăng hơn đáng kể so với gỗ nguyên khối. Khả năng cách âm tuyệt vời và có khả năng chống cháy tốt khi có độ dày khoảng 45mm. Kết cấu kỹ thuật khiến cho cửa có khả năng chống lại sự co dãn của gỗ do thay đổi thời tiết.
Một số cửa lõi đặc có thể trông giống như gỗ sơn mà không phải là phủ veneer — chúng có thể là các tấm gỗ MDF hoặc một loại gỗ kỹ thuật khác, được tạo hình và đúc để tạo ra vẻ ngoài của cửa panel.
Cửa gỗ engineered là một giải pháp thay thế kế thừa những ưu điểm cơ bản của cửa gỗ đặc và cửa lõi rỗng. Điển hình như khả năng cách âm và chống cong vênh tốt.
Ưu điểm
- Cách âm tuyệt vời
- Giá trung bình
- Chống cháy tốt
- Không cong vênh
Nhược điểm
- Ít lựa chọn phong cách hơn so với gỗ nguyên khối
- Khó lắp đặt
- Nặng
Liên hệ với Trường Thắng để được tư vấn miễn phí!
Với phương châm “Vì một cuộc sống tốt đẹp hơn”. Trường Thắng lựa chọn 2 loại gỗ: gỗ sồi trắng (White Oak) và gỗ óc chó (Walnut) vì các đặc tính vượt trội: kháng ẩm, kháng sâu, tính bền, độ ổn định. Đây chính là các đặc tính phù hợp với khí hậu nồm ẩm Việt Nam và thẩm mỹ cao. Thêm vào đó, Trường Thắng sử dụng nguồn nguyên liệu đạt chứng nhận FSC – Chứng nhận sử dụng nguồn nguyên vật liệu bền vững.
Lựa chọn Trường Thắng nghĩa là bạn lựa chọn nội thất gỗ chất lượng từ tự nhiên. Sản phẩm được chế tác công phu, R&D phù hợp sở thích và thói quen sinh hoạt của người Việt. Đáp ứng được đa dạng nhu cầu cũng như không gian ngôi nhà.
Nguồn: Nội Thất Gỗ Tự Nhiên Trường Thắng