Pin laptop là thiết bị lưu trữ năng lượng dưới dạng hóa học, giúp cung cấp năng lượng cho Laptop. Vậy bạn đã biết pin laptop gồm những loại nào chưa? Hãy cùng Thành Nhân tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

1.Pin Niken-Cadmium (NiCd hoặc NiCad)

Ra đời từ năm 1899, NiCd là loại không chỉ được sử cho laptop mà cả một số thiết bị khác như: máy khoan, máy quay phim,…Tại 2 đầu của pin NiCd sử dụng điện cực làm từ Niken Hydroxic ở cực dương và Cadimi kim loại ở cực âm, dung dịch điện giải phía trong thường là Kali Hydroxic.

hình ảnh

Ưu điểm: Pin laptop NiCd thường có tuổ thọ lâu, mật độ năng lượng cao hơn, điện áp đầu ra nhất quán, nhỏ và nhẹ hơn pin axit chì, bên cạnh đó pin NiCd cũng có thể hoạt động trong điều kiện khắc nghiệt hơn các loại pin khác.

hình ảnh

Nhược điểm: Tỏa nhiều nhiệt, cực kỳ độc hại và không thân thiện với môi trường. Ngoài ra, Niken và Cadimi có giá thành khá cao khiến giá của pin NiCd cũng bị đẩy lên cao. Một đặc điểm khác của pin NiCd là hiệu ứng nhớ. (memory effect) gây suy giảm tuổi thọ pin nếu bạn sử dụng pin laptop không đúng cách.

2. Pin Niken Hiđrua kim loại (NiMH)

Pin Niken Hiđrua (NiMH) là kiểu pi tương tự như NiCd nhưng sử dụng dung dịch hấp thụ Hidrua cho anốt thay cho Cd.

hình ảnh

Ưu điểm: hiệu ứng nhớ nhỏ hơn, thân thiện với môi trường và công suất lớn hơn. Một pin NiMH có điện dung gấp 2 – 3 lần so với pin NiCd cùng kích cỡ.

Nhược điểm: tuổi thọ ngắn, dễ hỏng nếu sạc quá lâu và giảm dần sau mỗi lần sạc.

3. Pin Lithium Ion (Li-ion/ LIB)

Pin Li-ion sử dụng điện cực là các hợp chất có cấu trúc tinh thể dạng lớp (layered structure compounds). Trong quá trình sạc và xả, là một loại pin sạc, thường sử dụng điện cực là các hợp chất mà cấu trúc tinh thể của chúng có dạng lớp (layered structure compounds). Khi đó trong quá trình sạc và xả, các ion Li sẽ xâm nhập và lấp các khoảng trống giữa các lớp này và xúc tác các phản ứng hóa học xảy ra.

hình ảnh

Các vật liệu điện cực sử dụng cho điện cực dương là các hợp chất oxit kim loại chuyển tiếp và Li như: LiMnO2, LiCoO2,…và dùng cho cực âm là Graphite. Pin Li-on thường được sử dụng làm pin sạc cho các thiết bị cầm tay như: smartphone, laptop, máy ảnh,…

Ưu điểm: giá thành rẻ, không có hiệu ứng nhớ, thời gian sử dụng lâu hơn pin thông thường, nếu được sử dụng đúng cách bạn có thể sạc và dùng từ 500 – 1000 lần.

Nhược điểm: là loại pin dễ biến động và bắt lửa nếu không được sử dụng đúng cách và giảm dung lương sau mỗi lần sạc.

4. Lithium Polymer (Li-Po)

Pin Li-Po hay Lithium Polymer có nguyên lí hoạt động tương tự pin Li-on, là sự trao đổi ion Li giữa 2 điện cực thông qua chất điện li dạng polymer khô, giống như một miếng phim nhựa mỏng. Miếng phim này được ghép lá giẵ 2 cực của pin cho phép trao đổi ion.

hình ảnh

Hiện nay, pin Li-Po thường được dùng cho các thiết bị điện tử như: tablet cao cấp, pin sạc dự phòng, smartphone,… và các ngành khác như y tế, vận tải, hàng không.

Ưu điểm: thiết kế đa hình dạng và kích thước, nhẹ, dễ uốn. Bên cạnh đó, pin Li-Po có thể chịu được nhiệt độ cao, lưu trữ nhiều năng lượng, ít suy giảm khả năng lưu trữ sau thời gian dài không dùng và lâu chai pin.

Nhược điểm: chi phí sản xuất cao, tuổi thọ vẫn giảm sau mỗi lần sạc và xả pin.