Hoạt động phân loại rác thải y tế có ý nghĩa và vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, bảo đảm an toàn cho sức khỏe cộng đồng hiện tại và thế hệ tương lai. Các chính sách về quản lý chất thải y tế cũng được điều chỉnh và sửa đổi từng thời kỳ, để có những thay đổi kịp thời nhằm cải tiến chất lượng thu gom rác y tế sao cho hiệu quả. Bao gồm các hình thức, hành động, phương an xử lý áp dụng thực hiện theo thông tư được ban hành bởi bộ y tế và tài nguyên môi trường.
Vì sao cần phân loại rác thải y tế?
Rác thải y tế là gì?
Chất thải y tế là phế phẩm bỏ được thải ra trong khuôn viên các cơ sở y tế qua do hoạt động thăm, khám, chữa bệnh, nghiên cứu, xét nghiệm,…
Đây là loại rác thải có nguy cơ gây hại cao đến sức khỏe con người và môi tưởng nếu không thu gom và xử lý đúng cách, nhất là nhóm có chứa nhiễm khuẩn, dễ lây nhiễm
Tuy nhiên, không phải rác trong khuôn viên y tế nào cũng gây hại và xử lý chung,
Lợi ích của việc phân loại
Thu gom và phân tách chất thải trong khuôn viên y tế cần thực hiện nghiêm ngặt bởi nó mang lại nhiều lợi ích:
– Đảm bảo an toàn cho mọi người, tránh tiếp xúc các chất nhiễm khuẩn ở mức tối đa nhất
– Hạn chế trở thành nguồn lây nhiễm ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng
– Tiết kiệm thời gian và chi phí, tăng tính hiệu quả trong công tác xử lý chất thải
– Bảo vệ môi trường, giảm lượng rác thải nguy hại gây ô nhiễm do đốt, chôn lấp
– Tiết kiệm tài nguyên, tái sử dụng rác thải nguyên liệu có khả năng tái sử dụng
Hình thức và nguyên tắc phân loại rác thải y tế trong khuôn viên
– Việc phân loại nhóm chất thải y tế được thực hiện theo thông tư mới nhất của bộ y tế và tài nguyên môi trường ban hành
– Nếu trước đây áp dụng theo thông tư 58/2015 thì hiện tại, hoạt động này áp dụng theo thông tư mới nhất là 20/2021 có nhiều sửa đổi bổ sung
– Hình thức thực hiện: phân loại trực tiếp trong khuôn viên các cơ sở y tế, các hình thức liên quan đến y tế; ngay tại thời điểm và khu vực phát sinh nguồn chất thải
Phân loại rác thải y tế, chia nhóm
– Trong y tế, chất thải rắn thải ra được chia thành 4 nhóm chính bao gồm:
Nhóm 1: chất thải có tính nguy hại lây nhiễm như bông băng, gạt, găng tay thấm máu, vật sắc như kim, dao, lưỡi lam, đinh, chất thải chứa máu, khuẩn bệnh,…
Nhóm 2: chất thải nguy hại không lây nhiễm như hóa chất, dược phẩm gây độc tế bào, thiết bị vỡ hỏng chứa thủy ngân, dung dịch rửa X-Quang, chất thải có cảnh báo từ nhà sản xuất
Nhóm 3: chất thải y tế rắn thông thường như rác sinh hoạt của cán bộ nhân viên, người nhà bệnh nhân, vỏ chai, lọ đựng thuốc không gây hại,…
Nhóm 4: chất thải y tế rắn thông thường khác gồm loại rác thu gom phục vụ cho mục đích tái chế, tái sử dụng
Quy định liên quan đến thiết bị, dụng cụ chứa
– Tương ứng với nhóm rác y tế được phân loại sẽ đi theo màu sắc thiết bị cố định để phân tách và có hướng dẫn trực tiếp ngay tại vị trí đặt gồm:
- Màu vàng dùng cho chất thải lây nhiễm nguy hại
- Màu đen dùng cho chất thải nguy hại không lây nhiễm, độc tế bào
- Màu xanh dùng cho chất thải rắn thông thường
- Màu trắng dùng cho chất thải thông thường khác có thể tái chế
– Thiết bị, dụng cụ chứa, bao bì cần đảm bảo các yếu tố nhận diện trên thân:
- Màu sắc thùng rác y tế, túi rác y tế phải đúng theo quy định thông tư
- Ký hiệu, logo biểu tượng sinh học tương ứng 4 nhóm chất thải y tế chính
- Bên dưới phải có tên gọi nhóm chất thải y tế to, rõ dễ nhận biết
- Vạch mức giới hạn “không đựng quá vạch này” nằm ở vị trí 3/4 thùng
- Dụng cụ chứa phải kín, thùng có nắp đậy, thùng đựng vật sắc phải có tính kháng thủng
Bảng hướng dẫn phân loại rác thải y tế theo thông tư
– Dưới đây là bảng hướng dẫn chi tiết nhóm chất thải và cách thức phân loại chất thải y tế tại các cơ sở, bệnh viện:
Bảng phân loại rác thải y tếQuy trình phân loại rác thải y tế
Quá trinh quản lý phân loại rác thải y tế được thực hiện theo 5 bước gồm:
Quy trình quản lý xử lý rác trong khuôn viên y tếdefine -segregating – collecting – packing – transporting
Bước 1 – phân định:
– Khác với nhóm rác thải sinh hoạt, chất thải y tế thường sẽ được phân chia cụ thể và chi tiết hơn nhằm giúp giảm tải công đoạn xử lý
– Nhất là đối với chất thải có nhiễm khuẩn, chất thải lây nhiễm sẽ được phân chia rõ ràng thành nhiều nhóm nhỏ khác như đã được đề cập bên trên
Bước 2 – phân loại:
– Hành động phân loại được thực hiện ngay tại thời điểm phát sinh, vị trí phát sinh sẽ có bản hướng dẫn tại chỗ
– Thực hiện phân loại theo đúng nghị định thông tư đã được ban hành
Bước 3 – thu gom:
– Tại các khu vực nhỏ lẻ nơi đặt công cụ chứa phân bổ ở các phòng ban, chất thải y tế sẽ được cáng bộ nội bộ tiến hành thu thập vào thùng lớn hơn để tập trung
– Sau đó chúng có thể được sàn lọc 1 lần nữa trước khi được đóng gói tại khu vực chuyên dụng tập trung trong khuôn viên
Bước 4 – đóng gói:
– Chất thải sau khi được phân loại sẽ được đóng gói và dán nhãn trước khi được bàn giao
– Việc đóng gói chất thải phải đảm bảo kín, không rơi vãi, không thủng
– Chúng sẽ được lưu trữ hoặc chuyển giao ngay tùy thuộc quy định mỗi đơn vị
– Thời gian lưu trữ chất thải lây nhiễm không vượt quá 1 tuần, nên xử lý gấp
>> Xem thêm: Thời gian lưu trữ chất thải y tế cụ thể theo thông tư 20
Bước 5 – chuyển giao:
– Đơn vị sử dụng dịch vụ xử lý rác y tế thường sẽ ký kết với nhà cung cấp có chức năng và có sự thỏa thuận từ trước về thời gian, địa điểm và hình thức
– Chất thải được đóng gói bàn giao cho cơ quan có chức năng phù hợp
Thùng rác vàng y tế có bánh xeKết
Trên đây là toàn bộ những thông tin liên quan về hướng dẫn xử lý, phân loại rác thải y tế, nhằm nâng cao nhận thức và thay đổi tư duy phân loại của toàn dân
Minh Khang cũng là một trong những đơn vị đi đầu chuyên cung cấp các dòng thùng rác y tế phân loại, thùng phân loại rác, túi rác y tế,… cam kết về giá thành và chất lượng