Cây hoa nguyệt quế: đặc điểm, cách trồng và chăm sóc cây ra hoa

Cây hoa Nguyệt Quế là cây gì? Có mấy loại?

Hoa Nguyệt Quế còn có tên khoa học là Murraya paniculata; là một loại cây thuộc họ Rutaceae (họ cam). Có nguồn gốc xuất xứ từ khu vực nhiệt đới của Châu Á.


Ở miền Nam Việt Nam, Hoa Nguyệt Quế còn có nhiều tên khác nhau như là cây nguyệt quới, nguyệt quý, nguyệt quất, hay cửu ly hương.

Hình ảnh cây nguyệt quế Hình ảnh cây nguyệt quế

Phân loại cây Nguyệt Quế

Cây hoa Nguyệt Quế có 3 loại chính:

  • Cây Nguyệt Quế lá lớn

Hình ảnh cây nguyệt quế lá lớn Hình ảnh cây nguyệt quế lá lớn

  • Cây Nguyệt Quế lá nhỏ

Hình ảnh cây nguyệt quế lá nhỏ Hình ảnh cây nguyệt quế lá nhỏ

  • Cây Nguyệt Quế thân xoăn

Hình ảnh cây nguyệt quế thân xoăn Hình ảnh cây nguyệt quế thân xoăn

Đặc điểm cây nguyệt quế rừng

Đặc điểm hình thái cây hoa nguyệt quế

Cây hoa nguyệt quế đã rất thân thuộc với hầu hết mọi người ở Việt Nam, khi nhìn thấy cây này thì hầu hết mọi người đều nhận ra. Vì vậy, việc giới thiệu về đặc điểm lá, thân, hoa của cây bằng văn bản đôi khi không cần thiết, thay vào đó chúng tôi sẽ thể hiện bằng nhiều hình ảnh để quý khách hàng xem chi tiết nhất. Điểm đặc biệt ở cây nguyệt quế là hoa có màu trắng hương thơm nhẹ nhàng dễ chịu nên rất được mọi người yêu thích để trồng trong sân vườn.

cay-hoa-nguyet-que Cây hoa nguyệt quế đẹp

Cây hoa nguyệt quế là cây thân gỗ nhỏ có kích thước khá đa dạng từ vài chục xăng-ti-mét đến vài mét. Để cây đạt chiều cao từ 4 - 5m thì đòi hỏi thời gian rất lâu từ vài chục đến hàng trăm năm. Các loại cây kích thước lớn này thường quý hiếm và có giá thành rất cao từ vài chục đến hàng trăm triệu đồng.

Đặc điểm sinh thái cây nguyệt quế

Tốc độ sinh trưởng: Cây nguyệt quế có tốc độ sinh trưởng chậm, lúc nhỏ cây phát triển nhanh nhưng khi lớn lên cây phát triển chậm lại.

Tán cây: Đây là loài cây ưu nắng, nếu trồng ở vị trí có ánh nắng tốt, thoáng không bị cạnh tranh ánh sáng với cây khác thì cây sẽ cho tán tròn đều, tán tỏa ra rất đẹp.

Đặc điểm cây nguyệt quế Đặc điểm cây nguyệt quế

Ánh sáng: Đây là loài cây ưa nắng, vị trí trồng cây phải có đầy đủ ánh nắng, không bị cây khác che khuất ánh nắng. Nếu trồng ở vị trí có ánh nắng mạnh 3 -5 tiếng/ngày thì cây vẫn phát triển được nhưng hoa bị ít đi. Nếu trồng nơi nhiều bóng râm hơn cây gần như không ra hoa và có thể bị chết nếu bóng râm quá nhiều.

Đất trồng: cây nguyệt quế thích hợp trồng ở nơi có đất tơi xốp, đất thoáng khí và có độ ẩm tốt quanh năm. Ở những nơi đất xấu cần cải tạo lại đất tại vị trí trồng như bổ xung phân hữu cơ bón lót kết hợp cùng giá thể tro, xơ dừa trộn chung với đất hiện trạng, bón phân định kỳ và duy trì việc tưới nước để cây có thể phát triển được.

Công dụng của cây hoa nguyệt quế trong cảnh quan 

Cây hoa nguyệt quế được trồng nhiều ở sân vườn các hộ gia đình nhờ có hoa thơm và hình dáng đẹp, có nhiều kiểu dáng cây khác nhau từ trồng bụi, trồng hàng rào, trồng cây bonsai, trồng cây lấy bóng mát. Với nhiều công dụng khác nhau nên cây nguyệt quế cũng được sử dụng rộng rãi để trồng ở nhiều dự án cảnh quan như công viên, trường học, chung cư, resort,…. hầu hết mọi dự án cảnh quan đều có thể đưa cây nguyệt quế vào thiết kế để tiến hành trồng.

Bụi cây hoa nguyệt quế Bụi cây hoa nguyệt quế

Do nhu cầu trồng cảnh quan cao nên giá cả của cây nguyệt quế cũng được nâng lên và tạo ra nguồn thu nhập đáng kể cho các nhà vườn chuyên trồng cây này. Với giá bán từ vài chục ngàn đến hàng chục triệu đồng thì đây quả là một cây có giá trị kinh tế cao giúp cải thiện đời sống của người dân.

Cây hoa nguyệt quế rừng có lá nhỏ tròn nên cây mang năng lượng tốt trồng cây nguyệt quế sẽ giúp cho gia chủ thu hút được những nguồn năng lượng tốt từ bên ngoài vào, giúp cho khu vực trồng cây trở nên tươi tắn, nhiều năng lượng hỗ trợ cho cuộc sống của mọi người trở nên tốt hơn, hạnh phúc hơn và hạn chế bệnh tật.

Ý nghĩa cây Nguyệt Quế trong phong thủy

Trong phong thuỷ, cây Nguyệt Quế rừng có khả năng xua đuổi tà khí, những điều xui xẻo trong cuộc sống, mang đến may mắn cho gia chủ. Nhiều người trồng cây nguyệt quế với mong muốn cây sẽ mang lại thành công trên con đường công danh, sự nghiệp, mang lại tiền tài cho gia chủ. Bên cạnh đó, cây còn có khả năng xua đuổi tà khí, ma quỷ và những điều xui xẻo trong cuộc sống, mang đến nhiều điều may mắn cho gia đình.

Cây nguyệt quế mang đến ý nghĩa tốt đẹp cho gia chủ Cây nguyệt quế mang đến ý nghĩa tốt đẹp cho gia chủ

Ý nghĩa hoa Nguyệt Quế trong phong thủy

Hoa cây nguyệt quế còn có mùi thơm dịu nhẹ có khả năng làm cho tinh thần thoải mái, thư giãn, giải tỏa phiền muộn trong cuộc sống. Có nhiều người tin rằng, trồng cây nguyệt quế trong nhà còn là cách để cầu bình an, đỗ đạt thành tài cho con cháu trong nhà.

Giá bán cây hoa nguyệt quế đẹp cây giống, cây rừng, cây cổ thụ Vẻ đẹp thanh khiết của hoa Nguyệt Quế

Cách nhân giống cây hoa nguyệt quế

Cây nguyệt quế rừng được nhân giống bằng hạt, chiết cành và giâm cành. Nhưng tỷ lệ nảy mầm của hạt cây này không cao nên ít được sử dụng để nhân giống, nhân giống bằng cách giâm cành thì đòi hỏi kỷ thuật cao về cách chọn cành, kỹ thuật giâm cành và môi trường phức tạp nên cũng ít được sử dụng. Phương pháp nhân giống bằng chiết cành là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất hiện nay.

Cây nguyệt quế rừng được nhân giống bằng hạt, chiết cành và giâm cành Cây nguyệt quế rừng được nhân giống bằng hạt, chiết cành và giâm cành

Về phương pháp nhân giống bằng cách chiết cành, chúng ta lựa chọn cành cần thiết sau đó gọt vỏ bên ngoài và dùng giá thể buộc quanh vị trí cắt, nên bổ xung thêm thuốc kích thích ra rễ để rễ nhanh ra hơn.

Chú ý việc tưới nước giữ ẩm cho giá thể thể không bị làm héo rễ vừa mới mọc ra làm ảnh hưởng đến thời gian chiết cành. Khi rễ ra nhiều thì ta tiến hành cắt cành đó xuống và trồng vào vị trí mong muốn hoặc đóng bầu để xuất bán. Với cách nhân giống này chúng ta cần một diện tích đất để trồng cây bố mẹ nhằm đáp ứng nhu cầu gây giống.

cay-hoa-nguyet-que Cây hoa nguyệt quế giống

Cách trồng cây nguyệt quế

Sau khi cắt cành chiết xuống ta tiến hành chuẩn bị bầu cây hoặc hố trồng. Ở đây chúng tôi sẽ đề cập đến việc trồng vào bầu cây, việc quan trọng đầu tiên là lựa chọn giá thể trồng cây ta sử dụng hỗn hợp gồm tro, xơ dừa, trấu, rơm ủ hoai mục, phân hữu cơ trộn chung với nhau để tạo độ tơi xốp và thoát nước tốt. Nếu không có giá thể như trên thì ta sử dụng đất phù sa, tro, sơ, phân hữu cơ để trộn chung với nhau làm sao để đất tơi xốp, thoáng khí và thoát nước tốt.